Rạm tuy hình dạng nhỏ con, xấu xí nhưng được những người sành ẩm thực rất ưa chuộng, hơn cả cua đồng, vì thịt rạm mềm, ngọt, béo, giòn, nhiều gạch, lại có thể nhai luôn cả vỏ.
Rạm là loài giáp xác, mới nhìn giống như cua đồng, nhưng khác với cua đồng là rạm mình dẹp, mai lõm, thân màu đen xám (khi nấu chín vỏ có màu vàng nghệ). Rạm sinh sống nơi môi trường nước lợ, ở các cửa sông, rạch đổ ra biển, nhiều nhất vùng Cà Mau, Bạc Liêu, Rạch Giá…. Hàng năm, cứ vào khoảng tháng 9 - 10 âm lịch là mùa “rạm hội”. Từ các hang ổ, ngõ ngách, các “chị” rạm di cư ra sông tìm bạn tình rồi quần với nhau nổi từng đám trên mặt nước. Thế là, người dân nơi đây chỉ việc dùng vợt vớt chúng cho vào giỏ. Nếu cần mẫn, trong vài giờ, mỗi người có thể bắt được cả chục ký rạm rất dễ dàng.
Rạm tuy nhỏ, xấu nhưng được những người “sành ẩm thực” rất ưa chuộng vì thịt mềm, béo, lại có thể ăn cả vỏ. Ngoài ra, đáng kể nhất là phần trứng rạm. Trứng khi nấu chín sẽ trở thành một khối dẻo màu đỏ gạch có vị béo, thơm ngon vô cùng. Tuy vậy, thực khách chớ thấy trứng ngon miệng mà xơi quá nhiều dễ bị “tào tháo” rượt.
Rạm được các bà nội trợ miệt đồng khéo tay chế biến nhiều món ngon khác nhau như: nấu canh rau ngót, xào mặn, nướng chấm muối ớt, lăn bột chiên giòn…; nhưng món được các đấng mày râu ưa thích nhất là: Rạm rang me.
Trước hết, rạm mang về (chọn rạm cái vì thịt mềm) cho vào xô nhựa với ít đá và nước lạnh. Dùng đũa đảo nhiều vòng cho rạm sạch đất và bị say quên kẹp. Bắt từng con ra tách mai, yếm bỏ đi, lại rửa sạch, để ráo. Dùng muỗng nhỏ lấy gạch cho vào chén, đánh đều với một ít muối, bột ngọt cho hòa tan.
Kế đến, phi mỡ tỏi thơm rồi đổ rạm vào xào chín. Cho me chín vào tô với một ít nước nóng, nghiền cơm me cho hòa tan, bỏ hạt. Đổ nước cơm me vào cùng thịt xào với ngọn lửa riu riu, cho đến khi nước me rút cạn vào thịt rạm. Cuối cùng, cho gạch vào xào đều cùng thịt chín vàng, nêm nếm lần cuối, nhắc xuống. Dọn sẵn dĩa rau răm, dùng xạng xúc rạm lên, và làm một dĩa muối tiêu chanh là xong!...
Thật thú vị vào buổi chiều tà gió thổi hiu hiu, cùng các “chiến hữu” ra trước sân nhà nhâm nhi đĩa rạm rang me còn nóng hổi tỏa hương thơm ngát. Gắp một miếng rạm cùng vài đọt rau răm chấm vào chén muối tiêu chanh đưa lên miệng nhai một cách chậm rãi. Vị giòn, ngọt thơm của thịt rạm, hòa lẫn vị the the của rau răm thấm vào vị giác, len xuống thực quản…, nhâm nhi cùng chút rượu hoặc bia thật tuyệt vời; khiến cho câu chuyện trở nên rôm rả, xua tan mệt nhọc...
Theo Vnexpress
Rạm là loài giáp xác, mới nhìn giống như cua đồng, nhưng khác với cua đồng là rạm mình dẹp, mai lõm, thân màu đen xám (khi nấu chín vỏ có màu vàng nghệ). Rạm sinh sống nơi môi trường nước lợ, ở các cửa sông, rạch đổ ra biển, nhiều nhất vùng Cà Mau, Bạc Liêu, Rạch Giá…. Hàng năm, cứ vào khoảng tháng 9 - 10 âm lịch là mùa “rạm hội”. Từ các hang ổ, ngõ ngách, các “chị” rạm di cư ra sông tìm bạn tình rồi quần với nhau nổi từng đám trên mặt nước. Thế là, người dân nơi đây chỉ việc dùng vợt vớt chúng cho vào giỏ. Nếu cần mẫn, trong vài giờ, mỗi người có thể bắt được cả chục ký rạm rất dễ dàng.
Rạm tuy nhỏ, xấu nhưng được những người “sành ẩm thực” rất ưa chuộng vì thịt mềm, béo, lại có thể ăn cả vỏ. Ngoài ra, đáng kể nhất là phần trứng rạm. Trứng khi nấu chín sẽ trở thành một khối dẻo màu đỏ gạch có vị béo, thơm ngon vô cùng. Tuy vậy, thực khách chớ thấy trứng ngon miệng mà xơi quá nhiều dễ bị “tào tháo” rượt.
Rạm được các bà nội trợ miệt đồng khéo tay chế biến nhiều món ngon khác nhau như: nấu canh rau ngót, xào mặn, nướng chấm muối ớt, lăn bột chiên giòn…; nhưng món được các đấng mày râu ưa thích nhất là: Rạm rang me.
Trước hết, rạm mang về (chọn rạm cái vì thịt mềm) cho vào xô nhựa với ít đá và nước lạnh. Dùng đũa đảo nhiều vòng cho rạm sạch đất và bị say quên kẹp. Bắt từng con ra tách mai, yếm bỏ đi, lại rửa sạch, để ráo. Dùng muỗng nhỏ lấy gạch cho vào chén, đánh đều với một ít muối, bột ngọt cho hòa tan.
Kế đến, phi mỡ tỏi thơm rồi đổ rạm vào xào chín. Cho me chín vào tô với một ít nước nóng, nghiền cơm me cho hòa tan, bỏ hạt. Đổ nước cơm me vào cùng thịt xào với ngọn lửa riu riu, cho đến khi nước me rút cạn vào thịt rạm. Cuối cùng, cho gạch vào xào đều cùng thịt chín vàng, nêm nếm lần cuối, nhắc xuống. Dọn sẵn dĩa rau răm, dùng xạng xúc rạm lên, và làm một dĩa muối tiêu chanh là xong!...
Thật thú vị vào buổi chiều tà gió thổi hiu hiu, cùng các “chiến hữu” ra trước sân nhà nhâm nhi đĩa rạm rang me còn nóng hổi tỏa hương thơm ngát. Gắp một miếng rạm cùng vài đọt rau răm chấm vào chén muối tiêu chanh đưa lên miệng nhai một cách chậm rãi. Vị giòn, ngọt thơm của thịt rạm, hòa lẫn vị the the của rau răm thấm vào vị giác, len xuống thực quản…, nhâm nhi cùng chút rượu hoặc bia thật tuyệt vời; khiến cho câu chuyện trở nên rôm rả, xua tan mệt nhọc...
Theo Vnexpress
0 nhận xét:
Đăng nhận xét