Hiển thị các bài đăng có nhãn tin-tuc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin-tuc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2013

 Mỗi lần tết đến hoặc đi xa trở về quê cũ, nếu được thưởng thức món canh chua, ngửi mùi “huyền diệu” của các loại rau sau vườn, lòng ta sẽ dậy lên nỗi nhớ khôn nguôi.

Hiếm có món ăn nào gắn bó với hương quê, với tình tự dân tộc như món canh chua Việt. Nhà văn Sơn Nam cho rằng, am thuc miền Nam vừa hào phóng vừa đậm đà phong vị thời khẩn hoang. Hào phóng vì nó kết hợp với nhiều loại rau, mỗi loại đều có vị thuốc nhằm điều chỉnh sự mất quân bình âm dương trong cơ thể; đồng thời góp phần kích thích tiêu hóa, làm cho ngon miệng.
Canh chua Nam bộ
Có tới hàng chục cách nấu, cách sử dụng nguyên liệu khác nhau cho nồi canh chua. Các bà nội trợ hay dùng chanh, me, giấm. Với người sành điệu, những thợ nấu tài hoa bao giờ cũng coi nồi canh chua như một “thang thuốc” với đủ thành phần dinh dưỡng và các vị mặn, ngọt, chua, cay, nồng nên đã dày công nghiên cứu, chọn ra nguyên liệu, gia vị hoàn toàn Việt. Người thưởng thức chỉ nếm thôi cũng đủ biết tay nghề của thợ nấu thế nào.

Ngoài chanh, me, giấm; vị chua của nồi canh có thể đến từ cơm mẻ, lá giang, lá cóc, trái giác, xoài non, chùm ruột, khế, bứa, bần... Chẳng hạn, canh chua cá lóc, hấp dẫn nhất là nấu với cơm mẻ; canh tôm, cua nấu với me phải là thứ me non. Còn cá trê, cá ngát mà nấu với bần thì được xếp vào mức ngon nức tiếng. Lươn nấu chua với đọt cóc; gà nấu với lá giang; cá rô, cá chép nấu với trái giác; cá linh non nấu với bần... đều là những món khi đã ăn thì khó mà quên được. Ngoài ra, người dân quê còn có sáng kiến tôm nấu với trứng kiến vàng, cá nấu với dưa môn... mùi vị thơm ngon độc đáo.

Tất cả các loại trái và lá rừng đều có nguồn gốc từ thiên nhiên, nhưng mỗi thứ có vị chua, độ chua khác nhau, tạo nên hương vị đặc trưng không lẫn vào đâu được. Vị chua chua, dìu dịu của lá giang hòa quyện với vị ngọt đậm của thịt gà sẽ làm nồi canh chua gà nấu lá giang có mùi thơm kỳ lạ; cá linh non nấu với trái bứa thì trên cả tuyệt vời.

Nói đến nồi canh chua mà bỏ quên vai trò của rau thơm thì quá bất công. Bởi vì dù thịt cá ngon cỡ nào, người nấu khéo léo đến đâu mà thiếu ngò om, húng chanh, ngò gai, húng quế... coi như nồi canh đó chẳng còn ý nghĩa gì. Các loại rau nêm ngoài mùi thơm, kích thích vị giác còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thực, lợi tiểu và chống được vi khuẩn. Mới nhìn nồi canh chua đẹp mắt, hài hòa với đầy đủ ngũ sắc (đen, đỏ xanh, trắng, vàng) và ngũ vị (mặn, béo, chua, cay, ngọt) cũng đủ tác động vào mọi giác quan, giúp người ta chưa ăn đã thấy ngon.

Theo Thanh Niên

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

Món gà tre luộc nước dừa đảm bảo sẽ khiến các mẹ không thể chối từ.

Gà tre thường được nuôi để đá, tuy nhiên những năm gần đây người ta còn nuôi cả gà tre với số lượng lớn để bán thịt nữa. Có một số vùng ở ngoại thành nuôi rất nhiều giống gà này nên hiện nay gà tre thịt không còn xa lạ với các chợ Hà Nội.

Gà tre chịu rét kém hơn so với các giống gà khác nên thời điểm này người ta thường “xuất chuồng” hàng loạt để cung cấp cho thị trường gà thịt. Thịt gà tre thơm ngon, nạc, rắn chắc hơn so với các loại gà khác nên rất được ưa chuộng để chế biến thành các mon ngon .

So với gà ta thì thịt gà tre đắt hơn khá nhiều. Nếu gà ta thường có giá từ 130.000 – 140.000 đ/kg thì thịt gà tre lại dao động ở mức 210.000 – 220.000 đ/kg. Gà tre là giống gà có kích thước nhỏ nên 1 con chỉ nặng tầm 4 – 7 lạng thôi.

Ngoài những món thông thường thì còn có rất nhiều món ngon được chế biến từ gà tre như: gà tre hấp xé phay, gà tre bó xôi nếp, cháo gà tre hầm hạt sen, cơm gà tre, mì gà tre… Món ăn nào cũng thơm, ngon và rất hấp dẫn, đảm bảo ăn các mẹ ăn một lần rồi sẽ nhớ mãi.

Còn mình thì lại rất thích sự kết hợp của gà tre và nước dừa, vì thế mình hay làm món gà tre luộc nước dừa. Món này làm vừa nhanh mà nguyên liệu lại rất đơn giản nữa. Các mẹ chỉ cần mua thêm quả dừa tươi, sả, ớt tươi và một ít hành tím nữa là được.
Mua gà tre về luộc nước dừa
Mình mua 2.000 đ sả được 4 củ, vài quả ớt, còn hành tím thì ở nhà đã có sẵn rồi. Dừa tươi hôm nay mình không tìm thấy ở chợ nên trên đường đi chợ về mình lại phải tạt qua mấy quán nước dọc đường để mua với giá 20.000 đ/quả. Mình nhờ người bán hàng chặt hộ luôn, chỉ lấy nước mang về.

Đầu tiên mình cho dầu vào chảo phi thơm hành tím rồi mới cho nước dừa tươi vào đun sôi. Tiếp theo mình cho gà đã làm sạch vào luộc cùng với một ít muối trắng. Mình đun bằng lửa liu riu cho đến khi gà chín rồi vớt ra để ráo nước. Còn nước luộc gà mình bỏ thêm rau ngót hoặc khoai tây, cà rốt vào nấu canh cho đỡ phí.

Sau khi luộc gà xong thì mình làm tiếp muối sả để chấm thịt gà. Sả mình đem băm thật nhuyễn, muối hạt mình dằm với ớt tươi rồi trộn chung với sả đã băm nhỏ. Mình cố tình cho ít muối và nhiều sả để khi chấm đỡ bị mặn. Cái vị ngọt, săn của thịt gà tre hòa quyện với vị thơm thơm, béo béo của dừa tươi và vị cay của ớt, vị thơm của sả đảm bảo sẽ khiến cho món gà tre luộc nước dừa “ghi điểm” rất cao trong vị giác của các mẹ và gia đình cho mà xem.

Theo Eva

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

Lâu lâu mua thịt ngan về để thay đổi khẩu vị cho cả nhà nào!
Mua thịt ngan về đổi món
Dạo này đi chợ nhìn thấy thức ăn gì cũng thấy ngán. Thịt lợn, thịt bò ăn mãi cũng chán, còn tôm, cá thì cũng chỉ ăn được một, hai hôm. Không biết có mẹ nào rơi vào trạng thái giống mình hôm nay không nhỉ, lướt được một vòng chợ rồi mà vẫn chẳng nghĩ ra được nên nấu món gì vừa ngon, lạ miệng, lại phải đảm bảo giá rẻ rẻ một chút.

Rẽ vào khu bán thịt gà, thịt vịt, nhưng mình lại quyết định mua thịt ngan. Trong các loại thịt gia cầm thì mình vẫn thích ăn ngan nhất, bởi nó không hôi như vịt mà thịt lại còn có vị thơm, ngọt rất khác biệt. Có thể chế biến được rất nhiều món ăn ngon từ thịt ngan như: bún ngan, miến ngan, thịt ngan xào lăn, ngan ninh măng, ngan nướng, ngan xào rau má, ngan luộc, ngan om sấu, ngan nấu chao, chả ngan…

Giá thịt ngan dĩ nhiên cũng đắt hơn thịt vịt, thịt gà công nghiệp rồi. Nếu thịt gà công ngiệp và thịt vịt ở ngoài chợ hôm nay có giá 60.000 – 65.000 đ/kg thì thịt ngan là 80.000 đ/kg. Tuy đắt thế nhưng nếu đem so sánh với thịt lợn, thịt bò, thịt gà ta… thì vẫn chưa là gì. Thịt lợn rẻ nhất cũng phải đến 90.000 đ/kg: thịt mông sấn, hoặc thịt ba chỉ: 95.000 đ/kg, còn lại đều có giá từ 100.000 – 130.000 đ/kg: thịt thăn, thịt nạc vai, chân giò, lưỡi, sườn non… Thịt bò dao động trong khoảng 180.000 – 230.000 đ/kg. Thịt gà ta sớm nay có giá 135.000 đ/kg, tăng 5.000 đ/kg so với đầu tuần.

Tiện thể hôm nay mua ngan, mình mách với các mẹ một bí quyết để chọn được thịt ngan ngon. Các mẹ nên chọn con ngan dé, hơi già một chút cũng được cho thịt chắc và thơm. Chỉ nên chọn mua thịt của con ngan nào cỡ nhỏ, khoảng xấp xỉ 2kg thôi, bởi vì con ngan to từ 3 – 4kg rất dễ có nguy cơ là ngan nuôi công nghiệp, thịt vừa hôi, vừa nhão lại lắm mỡ, da dầy có khi đến cả phân. Một mẹo nhỏ nữa là con ngan nào có đầu càng to thì nguy cơ là ngan nuôi công nghiệp càng cao.
Mua thịt ngan về đổi món
Với nửa con ngan hôm nay mua được mình sẽ làm hai món: thịt ngan xào xả ớt và ngan om dấm bỗng. Mình thích ngan một phần cũng bởi nó có đặc điểm là nhiều thịt hơn vịt. Mình lọc một ít thịt ngan để riêng ra cho món xào xả ớt, còn lại mình sẽ chặt miếng to cỡ 1/3 bàn tay người lớn rồi ướp với gia vị, đường, hạt tiêu, hành, tỏi và dấm bỗng. Dấm bỗng rất dễ tìm thấy ở chợ các mẹ ạ, cứ hỏi những hàng bán rau, dưa, cà… là thế nào cũng thấy. Chỉ cần mua vài nghìn dấm bỗng là được, nhưng nếu không có nó thì món ngan sẽ mất ngon, vừa dai, vừa không có cái vị chua thanh thanh ngọt ngọt, mà cũng chẳng thơm lừng lên được đâu.

Sau khi ướp khoảng 20 phút thì mình cho ngan vào nồi om. Thời gian om không cần lâu lắm, bởi vì dấm bỗng sẽ làm cho cả xương và thịt ngan mềm rất nhanh. Khi nào thấy có mùi thơm nức bốc lên, nước om ngan có màu trong trong, vàng vàng là món ăn đã thành phẩm. Món này có thể ăn với bánh mỳ, bún hoặc cơm đều được, đảm bảo gia đình các mẹ sẽ xơi hết cả nước lẫn cái cho mà xem.

Theo Eva

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

Mua chanh đào về ngâm để làm si rô trị ho trong những ngày đông sắp tới.
Cuối mùa chanh đào, mua ngay kẻo hết
Chanh đào sắp hết mùa, thế nhưng ở các một số chợ và dọc các con đường lớn vẫn còn thấy bán khá nhiều. Giá chanh đào dao động trong khoảng 45.000 – 60.000 đ/kg, tùy theo kích thước quả to, nhỏ và chất lượng chanh nữa. Thông thường thì loại khoảng 15 quả/kg có giá 55.000 đ/kg, loại khoảng 17 – 20 quả/kg có giá 50.000 đ/kg.

Được nhiều người mách rằng quả chanh đào ngâm với mật ong và đường phèn là một bài thuốc cực kỳ hữu hiệu để trị ho cho cả gia đình, vì vậy hôm nay mình cũng mua một ít chanh về ngâm. Mùa đông năm nào nhà mình cũng có người bị cảm cúm, ho và viêm họng. Mình tranh thủ ngâm luôn để tới mùa đông còn dùng cho kịp.

Mình chọn những quả chanh đào đã chín, vỏ mỏng, có màu vàng hanh và nhất định phải thật tươi thì mới có chứa nhiều tinh dầu ở vỏ. Thường thì ruột chanh đào phải có màu hồng đào, nhưng cũng có một số quả ruột lại mang màu vàng nghệ. Cho dù là màu gì thì ruột chanh đào cũng rất thơm, có thể dễ dàng phân biệt được ngay lập tức với các loại chanh khác.

Ở nhà mình đã có 1 lít mật ong rừng, vì vậy mình mua khoảng 1 – 1,2kg chanh đào về ngâm là vừa. Mình mua thêm 0,5kg đường phèn với giá 55.000 đ/kg. Cách ngâm loại si rô này rất dễ mà cũng không mất nhiều thời gian lắm đâu. Đầu tiên, mình rửa chanh thật sạch rồi ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 – 20 phút, sau đó vớt ra để ráo nước.
Cuối mùa chanh đào, mua ngay kẻo hết
Mình cắt chanh thành từng lát, tùy vào độ to, nhỏ của quả mà cắt cho phù hợp các mẹ nhé. Thường thì mình hay cắt 1 quả chanh thành 4 – 5 lát. Các mẹ chú ý giữ lại cả hạt chanh nhé, vì loại si rô chữa ho này ngâm cả hạt mới tốt. Tiếp theo, mình đập nhỏ đường phèn, rồi cho một lớp đường vào lọ, sau đó cho một lớp chanh, rồi lại đến một lớp đường…, cứ như vậy cho đến hết. Cuối cùng, mình đổ mật ong vào trong lọ rồi lấy vỉ nan hoặc một vật dụng gì đó gài lên miệng lọ để ngăn không cho miếng chanh bị nổi lên trên mặt, bởi vì nếu nổi lên thì chanh sẽ bị mốc, nổi váng hoặc thối hỏng.

Một vài điểm chú ý nho nhỏ: các mẹ nên dùng bình thủy tinh để ngâm chanh, chọn bình có kích thước to hơn lượng chanh ngâm một chút, bởi vì sau một khoảng thời gian thì bình sẽ lên men, nước chanh tiết ra nhiều nên nếu đầy quá thì có thể sẽ bị tràn ra ngoài. Các mẹ không nên bịt miệng bình quá kín, nên cất ở những nơi khô ráo, thoáng mát (không được để vào tủ lạnh). Thời gian đầu các mẹ nên kiểm tra lọ si rô thường xuyên và hớt hết bọt đổ đi, bởi vì những ngày đầu lọ chanh ngâm sẽ bị sủi bọt hên trên bề mặt. Nên ngâm chanh càng lâu càng tốt, ban đầu chanh có vị hơi đắng do còn tươi, nhưng càng để lâu thì chanh càng ngấm và có vị chua chua ngọt ngọt như ômai vậy.

Xong món chanh đào làm thuốc, mình mua thêm một ít thực phẩm cho cả ngày. Cánh gà có giá 8.000 đ/lạng, tôm giá 14.000 đ/lạng, mồng tơi 4.000 đ/mớ, nấm rơm: 10.000 đ/lạng, cua: 15.000 đ/lạng, rau đay: 3.000 đ/mớ, mướp hương: 20.000 đ/kg, cà chua: 15.000 đ/kg, susu: 9.000 đ/kg.

Theo Eva

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

Cùng chọn và khảo sát giá những loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe của cả nhà để chế biến thành các mon ngon nhé.
Mua những thực phẩm tốt vào mùa thu
Thời tiết mùa thu khô hanh, hay thay đổi thất thường, thỉnh thoảng còn có những đợt gió mùa nhẹ bất chợt tràn về nên rất dễ gây ra ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, nhất là đối với những người có sức đề kháng yếu. Vì vậy, trong buổi đi chợ hôm nay mình sẽ mua và tìm hiểu giá cả những thực phẩm có lợi cho sức khỏe của gia đình.

Loại thực phẩm đầu tiên mình chọn là bí đỏ (bí ngô). Đây là thứ quả vừa rẻ, vừa lành mà lại vừa bổ nữa. Có thể nấu được rất nhiều món ăn ngon từ bí đỏ như: bí đỏ hầm xương, bí đỏ xào thịt, xào tỏi, cháo bí đỏ, súp bí đỏ, salad bí đỏ, chè bí đỏ, nước ép bí đỏ… Giá của 1kg bí đỏ lúc nào cũng chỉ dao động trong khoảng 10.000 – 13.000 đ thôi. Sáng nay mình đã mua loại bí này ở chợ cóc trong ngõ gần nhà với giá 12.000 đ/kg.

Nấm cũng là một trong những loại thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe trong những ngày thu khô hanh như thế này. Nấm tươi ở chợ chưa bao giờ là thiếu, các mẹ chỉ cần chọn nấm không bị thâm, không bị dập nát là được. Nếu mẹ nào cẩn thận hơn thì có thể ngửi thử mùi vị của nấm, nếu có mùi thơm hơi hăng hắc, khi bấm vào thân nấm không thấy tiết ra thứ nước màu trắng đục thì đó là nấm tươi và không có độc. Mà thực ra tất cả các loại nấm bán ở chợ đều được gieo trồng chứ không phải hái từ trên rừng về, vậy nên khả năng dính độc là rất hiếm.

Mình hỏi được giá của một số loại nấm như sau: nấm kim châm trắng: 8.000 đ/lạng, nấm sò: 3.500 đ/lạng, nấm đùi gà: 9.000 đ/lạng, nấm hải sản: 9.000 đ/lạng, nấm mỡ: 8.000 đ/lạng, nấm bào ngư: 4.000 đ/lạng, nấm rơm có giá 10.000 đ/lạng và nấm đông cô tươi là 12.000 đ/lạng. Nhìn chung, thời tiết những ngày thu khá mát mẻ, vậy nên một nồi lẩu nấm cũng là một ý tưởng không tồi.
Mua những thực phẩm tốt vào mùa thu
Các loại rau cải như cải canh, cải bắp, cải ngọt, cải chip, cải thảo, củ cải đường… cũng là những thực phẩm đúng mùa vụ và rất tốt cho sức khỏe. Với những loại cải này, các mẹ có thể luộc, xào, nấu canh, kho (củ cải đường)… đều rất ngon. Về mặt giá cả thì khỏi cần đắn đo rồi, giá của các loại rau trên đều cực kỳ “phải chăng”.  Cải chíp có giá 12.000 đ/kg (hoặc 4.000 đ/mớ), cải canh là 4.000 đ/mớ, cải ngọt có giá 11.000 đ/kg, cải thảo 12.000 đ/kg, bắp cải là 9.000 đ/kg và củ cải đường có giá 15.000 đ/kg.

Cá cũng rất tốt để làm thực phẩm thường xuyên trong những ngày thu – đông đấy các mẹ ạ. Cá chép có giá 70.000 đ/kg, cá rô phi là 45.000 đ/kg, cá điêu hồng: 80.000 đ/kg, cá trắm đen con nhỏ: 40.000 đ/kg, con to là 65.000 đ/kg. Cá mè con to đã làm sạch, cắt khúc có giá 50.000 đ/kg. Cá bống là 130.000 đ/kg, cá thu: 120.000 – 150.000 đ/kg…

Có rất nhiều loại hoa quả phù hợp để làm món tráng miệng hoặc ăn vặt vào mùa thu như: bưởi, cam, quýt, lựu, nho, lê, táo… Bưởi quê có giá 10.000 đ/quả, bưởi năm roi là 15.000 – 18.000 đ/quả, bưởi da xanh vẫn ở mức giá “ngất ngưởng”, khoảng 65.000 đ/quả. Cam có rất nhiều loại, có loại cam Trung Quốc chỉ 10.000 đ/kg, có loại 20.000 đ/kg, nhưng cũng có loại cam được giới thiệu là cam quê với giá 25.000 – 30.000 đ/kg, đắt nhất vẫn là cam sành: 50.000 đ/kg. Lựu có giá 15.000 đ/kg, nho là 25.000 đ/kg, lê có giá 25.000 đ/kg, táo là 20.000 đ/kg.

Ngoài những thực phẩm kể trên thì vẫn còn rất nhiều loại rau, củ quả, thịt, cá… tốt vào mùa thu như: khoai lang: 15.000 đ/kg, cần tây: 2.000 đ/lạng, rau chân vịt: 30.000 đ/kg, khoai tây: 22.000 đ/kg, khoai sọ: 25.000 đ/kg, tỏi: 4.000 đ/lạng, hồng giòn: 20.000 đ/kg, gà ác: 28.000 đ/con, thịt vịt trắng: 65.000 đ/kg, hạt sen, mộc nhĩ, chuối tiêu, trai, ốc, hến, sò, móng giò lợn…

Theo Eva



Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2012

Chim bồ câu là một lựa chọn sáng suốt để bổ sung vào thực đơn gia đình trong những ngày cuối tuần này.
Cuối tuần mua chim bồ câu về hầm
Hôm nay là ngày của phụ nữ có khác, mình thấy số lượng các anh, các chú đi chợ nhiều hơn hẳn mọi khi. Tuy không đông hơn mọi ngày, thế nhưng không khí ở chợ sáng nay khá vui vẻ. Có lẽ ngày lễ nên ai ai cũng mang tâm trạng vui. Thỉnh thoảng lại bắt gặp cảnh mấy anh bị các cô bán hàng tếu táo trêu vì lý do đi chợ không quen nên không biết mua gì và với số lượng bao nhiêu cho phù hợp.

Hôm nay vừa là ngày lễ, lại vừa cuối tuần nên mình định mua đôi chim bồ câu về hầm. Có lẽ không mẹ nào là không biết tác dụng bổ dưỡng của giống chim này, vì thế đưa món chim bồ câu vào thực đơn cuối tuần là một lựa chọn khá sáng suốt để các mẹ “thưởng” cho cả nhà sau một tuần học tập, làm việc mệt mỏi.

Chim bồ câu không quá khó tìm ở các chợ lớn trong nội thành. Sáng nay mình đi chợ Nam Đồng (Đống Đa) và dễ dàng tìm thấy hai hàng bán loại chim này. Có cả chim đã thịt sẵn và chim chưa làm thịt. Các cô bán hàng ở đây khá dễ tính, nếu mẹ nào không ưng loại chim đã thịt sẵn thì có thể chọn một con chim còn sống rồi nhờ thịt hộ tại chỗ hoặc đem về nhà tự thịt.

Chim thịt sẵn có giá 70.000 đ/con (khoảng 3 lạng/con), nếu mua cả đôi giá là 135.000 đ/đôi. Mẹ nào kỹ tính có thể chọn con còn sống nhốt trong lồng , nếu các mẹ tự mang về nhà thịt thì giá chỉ khoảng 60.000 – 65.000 đ/con thôi. Đây là giá của loại chim mới ra ràng, còn loại chim bồ câu già hơn, to hơn thì giá đắt hơn. Ở các chợ khác mình còn thấy bán cả giống bồ câu Pháp và Pháp lai. Không rõ chất lượng của chúng khác nhau thế nào, tuy nhiên hai giống chim này có giá đắt hơn hẳn chim câu thường, gấp rưỡi hoặc thậm chí là gấp đôi.
Cuối tuần mua chim bồ câu về hầm
Mình chọn một đôi chim bồ câu sống và nhờ cô bán hàng làm qua lông hộ. Nhưng mình mang về nhà rồi mới thui cho hết lông măng, lông tơ và mổ bụng. Lý do bởi vì nếu thui thì thịt chim sẽ rất thơm, còn việc dùng nước nóng để vặt sạch đám lông tơ còn lại như các cô bán hàng ở chợ vẫn làm sẽ khiến chim mất đi mùi thơm đặc trưng. Còn việc mổ bụng chim thì nếu mẹ nào không biết cách làm có thể nhờ các cô bán hàng mổ giúp, tuy nhiên khi về các mẹ phải rửa lại nên thịt sẽ bớt ngọt.

Với chim bồ câu mua được, hôm nay mình sẽ làm món chim bồ câu hầm sen cốm. Hạt sen thì ở nhà đã có sẵn, mình tìm mua thêm một ít cốm, thịt xay, miến và mộc nhĩ nữa. Cốm mua lẻ nên giá khá đắt: 25.000 đ/lạng, thịt nạc xay giá 10.000 đ/lạng, mộc nhĩ có giá 15.000 đ/lạng, miến là 7.000 đ/lạng. Xong món ăn đặc biệt trong ngày lễ, mình chọn mua thêm một ít thực phẩm cho cả ngày. Cá bống có giá 13.000 đ/lạng, bắp cải 9.000 đ/kg, mướp Nhật 20.000 đ/kg, tôm đồng 13.000 đ/lạng.

Theo Eva


Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2012

Tuy cá điêu hồng được lai tạo từ giống cá rô phi, thế nhưng giá của nó đắt hơn.
Chọn cá điêu hồng trong ngày gió mùa
Đi một vòng chợ, điều đầu tiên mà mình nhận thấy là giá của hầu hết các mặt hàng thực phẩm đều tăng nhẹ. Có lẽ một phần do ảnh hưởng của thời tiết nên giá cả mới biến động theo chiều hướng bất lợi như thế. Thông thường, nếu nhiệt độ ngoài trời giảm thì giá thực phẩm cũng theo đó mà tăng lên. Mấy hôm nay đang có gió mùa nhẹ, có lẽ vì vậy nên tạm thời giá cả cũng bị ảnh hưởng.

Nơi mà mình ghé qua đầu tiên là khu thủy hải sản. Khu này hầu như không lúc nào vắng vẻ cả các mẹ ạ. Mình nhận thấy giá các loại hải sản nước mặn không tăng, nhưng các hải sản nước ngọt thì lại tăng nhẹ, khoảng 5 – 10% so với hồi đầu tuần.

Các loại cá tăng giá nhiều nhất là cá rô phi, cá trắm, cá chép. Cá rô phi từ mức 38.000 – 40.000 đ/kg hồi đầu tuần đã tăng lên đến mức 45.000 đ/kg (với loại cá từ 8 lạng đến 1kg/con). Cá trắm đen nguyên con cỡ nhỏ (7 lạng – 1kg/con) tăng từ 35.000 đ/kg lên 40.000 đ/kg. Cá trắm đen loại to đã làm sạch, cắt khúc có giá 70.000 đ/kg (tăng 2.000 đ/kg). Cá chép tăng 3.000 đ/kg, lên mức 60.000 đ/kg.

Tôm đồng hôm nay có vẻ khá tươi. Tôm loại nhỏ (tôm riu) có giá 12.000 đ/lạng. Tôm đồng to hơn một chút có giá 13.000 đ/lạng. Cá rô đồng cũng có giá 13.000 đ/lạng, cá diếc là 7.000 đ/lạng. Cua có giá 15.000 đ/lạng, các loại trai, ốc là 15.000 đ/kg, hến có giá 20.000 đ/kg.

Mình chọn một con cá điêu hồng cho bữa trưa. Cá điêu hồng vẫn ở mức 80.000 đ/kg (loại 8 lạng – 1kg/con). Cá to hơn thì có giá đắt hơn một chút. Tuy nó là giống cá lai từ cá rô phi đen và thịt của hai loại cá này có chất lượng và thành phần dinh dưỡng tương tự nhau, thế nhưng giá cá điêu hồng bao giờ cũng đắt hơn rô phi đen.
Chọn cá điêu hồng trong ngày gió mùa
Giá cả các loại thịt cũng tăng nhẹ. Mặt hàng thịt lợn thì có sườn, thịt thăn tăng thêm 5.000 đ/kg, còn lại vẫn giữ giá. Thịt bò tăng không đáng kể, vẫn ở mức từ 180.000 – 250.000 đ/kg. Thịt gà công ngiệp, thịt vịt vẫn là 60.000 – 65.000 đ/kg. Thịt gà ta tăng lên 140.000 đ/kg.

Tới khu hàng rau, mình cứ phải phân vân mãi không biết nên chọn loại rau nào làm thức ăn hôm nay, bởi vì rau xanh có vẻ khá già. Rau ngót còn có cả hoa, không non như dạo trước nữa. Rau muống thì chỉ thỉnh thoảng mới có hàng có rau muống trắng, còn lại là rau muống đen. Tuy nhiên cô bán hàng lại khuyên mình: “Rau muống đen trồng ở dưới ao, kênh, mương nên không sợ bị phun thuốc sâu, chỉ có điều nhìn nó hơi già một chút. Còn rau muống trắng nhìn thì non và ngon đấy, nhưng lại rất hay bị phun thuốc và bón nhiều đạm”. Cuối cùng mình cũng nghe theo lời khuyên của cô bán hàng và chọn một mớ rau muống đen về làm món xào.

Theo Eva

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

Thịt nhím vừa bổ dưỡng, lại vừa có thể chế biến được rất nhiều món ngon.
Đi chợ: Lạ miệng với thịt nhím
Những năm gần đây người ta đã nuôi được nhím thịt, vì thế thịt nhím không còn khan hiếm và đắt đỏ như vài năm trước nữa. Các mẹ có thể dễ dàng gặp được những hàng bán thịt nhím trong các chợ đầu mối, chợ lớn. Đôi khi mình còn thấy người ta bày bán cả trên dọc những đường như: Phạm Hùng, Lê Đức Thọ, đường 32…

Dĩ nhiên thịt nhím nuôi không sánh được với thịt nhím rừng, nhưng người nuôi thường cho chúng ăn toàn rau củ quả nên nhìn chung thì chất lượng thịt của nhím vẫn khá thơm ngon so với các loại thịt khác. Không những được coi là nguồn thức ăn sạch trong thời buổi lợn, bò, gà, vịt… rất hay bị nhiễm bệnh dịch như hiện nay, nhím còn có tác dụng bồi bổ, chữa được khá nhiều bệnh. Hầu hết các bộ phận của nhím đều rất có lợi cho sức khỏe, từ thịt, da, dạ dày, xương, và thậm chí cả lông nữa.

Sáng nay mình thấy người ta bán cả nhím thịt sẵn và nhím sống. Nhím nuôi thịt sẵn có giá 220.000 – 280.000 đ/kg thịt. Đặc biệt, dạ dày nhím có giá khá đắt: 100.000 đ/cái. Nhưng mình nghe nói nếu mua về để làm thuốc thì dạ dày nhím rừng tốt hơn là dạ dày của nhím nuôi nhà. Mình hỏi anh bán hàng thì được biết một cái dạ dày nhím rừng khoảng 150.000 đ, thịt nhím rừng cũng đắt hơn, giá bán lẻ tại chợ vào khoảng 400.000 đ/kg. Nhìn chung thì thịt nhím khá nạc, không mấy khi có mỡ.

Các mẹ cũng có thể mua cả con nhím về tự làm thịt. Giá nhím sống là 150.000 đ/kg. Tuy nhiên một con nhím khá lớn, có lẽ chỉ thích hợp nếu nhà mẹ nào có tiệc tùng thôi. Nhím khoảng 7 – 8 kg là thịt được rồi, nhưng nhím nhỏ ăn lại không ngon bằng nhím từ 10kg trở lên. Nhím sống mua về các mẹ làm thịt tương tự thịt gà, cũng cắt tiết, đổ nước sôi vào, vặt lông. Sau khi vặt lông thì các mẹ nên thui qua là có thể chế biến được rất nhiều món ngon như hấp, xào, nướng, nấu canh, rựa mận... Đặc biệt, tiết canh nhím cũng là một món khá hấp dẫn.
Đi chợ: Lạ miệng với thịt nhím
Với thịt nhím mua được, hôm nay mình sẽ làm món nhím hấp gừng. Món này làm đơn giản nhưng mình lại thích nhất. Khi hấp nhím thì mình thường hay để nguyên miếng lớn có cả da. Nếu thái ra thì thịt nhím sẽ nhanh chín hơn, tuy nhiên miếng thịt sẽ mất đi độ ngọt. Trước khi hấp mình luộc qua thịt nhím với nước có pha một chút rượu gừng để loại bỏ mùi hôi và tạp chất. Sau khi đã luộc sơ thì mình cho vào nồi hấp cùng với gừng thái chỉ trong khoảng 20 – 30 phút (tùy theo miếng thịt to hay nhỏ, dầy hay mỏng).

Nếu nhím nhỏ thì các mẹ có thể để nguyên cả thịt và da để hấp, nhưng nhím lớn, nhím già thì các mẹ nên lọc da nhím ra hấp riêng. Sau khi hấp xong, thái miếng mỏng và chấm với nước mắm gừng hoặc muối hạt giã nhỏ cùng ớt, chanh. Đảm bảo sau khi ăn xong các mẹ cũng sẽ thích mê món nhím hấp này giống như mình.

Mình mua thêm một ít thực phẩm cho cả ngày. Mình nhận thấy giá thịt lợn ngoài chợ hôm nay giảm rõ rệt, đặc biệt là sườn lợn, chỉ còn 90.000 đ/kg, thịt ba chỉ là 85.000 đ/kg, thịt mông có giá 90.000 đ/kg, thịt nạc thăn là 100.000 đ/kg. Có lẽ chỉ là sự biến động giá nhất thời, tuy nhiên mình vẫn kết thúc buổi đi chợ với tâm trạng khá vui.

Theo Eva

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2012

Thịt dê rất thích hợp để làm món ăn trong mùa thu đông này.
Đi chợ chọn mua thịt dê
Thịt dê không những thơm ngon mà còn bổ dưỡng, có thể chữa được khá nhiều bệnh, rất thích hợp để ăn trong mùa thu – đông. Các mẹ có thể dễ dàng tìm thấy thịt dê bán ở các siêu thị lớn, tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể gặp được người ta bán thịt dê ngoài chợ.

Sáng nay đi chợ sớm nên mình may mắn gặp được một hàng xẻ nguyên cả con dê bày bán. Mình tò mò vào hỏi thì được chị chủ cửa hàng giới thiệu: “Đây là dê núi chị mang từ Hà Giang xuống đấy em ạ. Dê này đảm bảo núi 100%, em cứ nhìn thịt thì biết, thịt nó dai, chắc, bì giòn,  khi ăn sẽ rất thơm và ngọt chứ không hôi và mềm giống như loại dê lai nuôi ở đồng bằng đâu”. Mình ngắm nghía qua thịt dê ở cửa hàng của chị ấy thì thấy khá tươi, có màu đo đỏ chứ không hề nhợt như những loại dê thường.

Nhà mình cũng thích ăn thịt dê, nhưng không mấy khi đi ăn hàng, bởi vì sau mấy lần đi ăn thì nhà mình phát hiện ra các loại thịt dê, nầm dê… ngoài hàng hầu như đều đã bị trộn lẫn cả thịt lợn sề, nầm lợn sề. Không những bị “lừa tiền” mà còn bị đánh lừa cả vị giác, từ đó mình quyết định sẽ mua thịt dê tươi về nhà tự chế biến.

Giá thịt dê tươi cũng không đắt lắm đâu các mẹ ạ. Tùy từng bộ phận mà giá cả dao động từ 170.000 – 250.000 đ/kg. Ví dụ như phần ngang lườn (cả thịt và xương) có giá 190.000 đ/kg, phần đùi trước có giá 210.000 đ/kg (cả thịt và xương), phần đùi sau là 230.000 đ/kg (cả thịt và xương), phần cổ dê có giá 170.000 đ/kg (chặt ngang xương), cật dê có giá 180.000 đ/kg, thịt thăn dê có giá 250.000 đ/kg, nầm dê là 220.000 đ/kg.

Do con dê hôm nay mình mua là dê tơ nên giá mới đắt như vậy, chứ nếu là dê già thì giá còn rẻ hơn, có thể ở mức từ 140.000 – 230.000 đ/kg với tùy từng bộ phận. Chị chủ cửa hàng còn giới thiệu thêm phần đắt nhất của con dê là “ngọc dương”, có giá 450.000 đ/kg. Nhưng bộ phận này luôn rất đắt hàng, có khi còn chưa mổ thịt đã có người đặt hàng trước rồi.
Thịt dê có thể làm được rất nhiều món ăn ngon như: tái dê, dê áp chảo, dê hấp, dê xào lăn, đùi dê ủ trấu…, tuy nhiên trước khi chế biến các mẹ nên khử bớt mùi hôi của thịt để món ăn thêm hấp dẫn. Cách mà mình hay làm là sau khi dê đã rửa sạch, thái mỏng xong thì cho vào nồi nước đang sôi, cho tiếp một chút dấm vào nồi và đợi cho nước sôi trở lại thì vớt hết bọt đổ đi, sau đó vớt thịt ra, những thao tác này nên làm nhanh tay một chút.

Dê mua về mình sẽ xào lăn. Cách xào cũng đơn giản như xào thịt bò vậy, tuy nhiên các mẹ chú ý cho thêm một ít mùi tàu thái khúc vào nhé, vì mùi tàu sẽ làm thịt dê dậy mùi rất thơm.

Mình mua thêm một chút thức ăn cho ngày hôm nay, cá rô đồng có giá 150.000 đ/kg, chân giò là 70.000 đ/kg, rau muống 5.000 đ/mớ. Nhìn chung các thực phẩm vẫn giữ giá so với hôm qua.

Theo Eva


Thứ Tư, 10 tháng 10, 2012

Chim cút không những ngon, chứa nhiều dinh dưỡng mà giá lại rất "dễ chịu".
Mua chim cút về quay
Tự dưng nổi hứng thèm món chim cút quay, vì vậy trong buổi đi chợ hôm nay mình sẽ chọn mua chim cút. Loại thực phẩm này không quá khó tìm, bởi vì nó được bày bán khá nhiều ở chợ, có cả chim quay sẵn và chim sống đã vặt lông.

Chim cút ngon và rất bổ, thế nhưng giá cả lại cực kỳ “dễ chịu”. Giá chim cút đực khoảng 20 – 25 ngày tuổi, đã làm sạch lông và ruột là 5.000 đ/con (10 – 12 con/kg). Chim cút cái non đã làm sạch có giá 6.000 – 8.000 đ/con (khoảng 10 con/kg). Chim cút cái già đã làm sạch là 18.000 đ/con (khoảng 5 – 6 con/kg).

Cá nhân mình thì thích ăn chim cút cái, bởi vì nó béo hơn, nhưng chim cút đực ăn lại mềm hơn chim cái rất nhiều. Nếu các mẹ cũng thích ăn chim cút quay giống mình thì nên chọn loại đã mổ moi chứ không phải mổ phanh nhé. Bởi vì loại này sẽ tiện cho việc tẩm ướp gia vị hơn.

So với những người khác thì cách mà mình xử lý chim cút có phần rắc rối hơn một chút. Sau khi mua chim cút về mình xát muối và dấm, hoặc rửa với nước có pha rượu gừng cho sạch và khử bớt mùi hôi. Sau đó mình mở bếp ga thật nhỏ, cầm từng con lên hơ lửa cho da nó săn và cũng để cháy hết những lông tơ còn sót lại. Không những thế, công đoạn hơ lửa này còn giúp khử hết mùi hôi của chim. Nếu mẹ nào không thích hơ lửa thì có thể cho chim vào nồi hấp qua. Sau khi đã hơ lửa hoặc hấp thì mình treo nơi thoáng mát khoảng 30 phút cho da chim thật ráo nước. Những công đoạn trên sẽ giúp cho món chim quay có lớp da giòn, ngon như ngoài hàng.
Mua chim cút về quay
Sau đó gỡ chim cút xuống và tẩm ướp gia vị: hành, tỏi, ngũ vị hương, muối, đường, hạt nêm, hạt tiêu, chú ý rắc cả một chút gia vị vào phía trong bụng chim nữa. Cuối cùng mình rót thêm một chút mật ong lên mình lũ chim và đảo đều khắp tất cả. Sau khoảng 30 phút chim cút đã ngấm gia vị thì bỏ vào chảo và chiên. Chiên tới khi lớp da của chim có màu vàng nâu cánh gián là được. Khi ăn thì các mẹ có thể chấm với muối tiêu vắt chanh, ớt, hoặc có thể không cần chấm, bởi vì khi tẩm ướp thịt chim cũng đã đủ vị rồi.

Chim cút chứa một lượng dinh dưỡng khá cao, vì thế các mẹ cũng chỉ nên thỉnh thoảng bổ sung nó vào bữa ăn của gia đình thôi nhé. Nhân tiện mình hỏi được giá của một số loại gia cầm khác như: chim bồ câu: 60.000 đ/con (khoảng 3 lạng/con), gà ác: 28.000 đ/con (loại khoảng 4 con/kg), gà ta thịt sẵn có giá 130.000 đ/kg, gà công nghiệp là 70.000 đ/kg, vịt thịt sẵn có giá 65.000 đ/kg.

Giá thực phẩm ở chợ hôm nay giảm nhẹ. Thịt lợn giảm khoảng 5.000 đ/kg, điển hình là lưỡi lợn giảm còn  120.000 đ/kg, ba chỉ còn 90.000 đ/kg, thịt nạc vai là 100.000 đ/kg, nạc thăn còn 110.000 đ/kg, sườn có giá 115.000 đ/kg. Giá rau giảm nhẹ, khoảng 1.000 – 3.000 đ/kg. Nhìn chung sức mua ở chợ hôm nay không quá mạnh.

Theo Eva


Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2012

Ghẹ biển rất giàu canxi vì thế các mẹ nên bổ sung vào thực đơn cuối tuần.
Cuối tuần mua ghẹ về ăn
Cuối tuần, mình quyết định đi chợ mua ghẹ. Đây là món ăn khá giàu dinh dưỡng, nhất là canxi, vậy nên đều tốt cho sức khỏe cả nhà. Bây giờ đang là cuối tháng (âm lịch), vì vậy cua và ghẹ ăn đều khá ngon, chắc thịt.

Mua ghẹ ở Hà Nội không khó, các mẹ chỉ cần chịu khó đi ra chợ lớn một chút, không cần là chợ đầu mối cũng có thể mua được ngay. Ghẹ bán nhiều nhất là ở các chợ như: Kim Liên, Thành Công, Mơ, Đồng Xuân, Phùng Khoang, Nghĩa Tân…

Khi mua ghẹ các mẹ nhớ để ý đến tình trạng của ghẹ nhé. Không nên mua loại ghẹ ngất, ghẹ ướp lạnh bởi vì loại ghẹ này đã bị “gầy” đi trong quá trình ướp, thịt sẽ không được chắc và ngon như lúc đầu. Các mẹ nên chọn hàng nào có ghẹ sống thả trong bể hoặc chậu và cho thở ôxi, ghẹ này sẽ đảm bảo hơn về chất lượng thịt.

Mình sẽ chia sẻ với các mẹ một số điểm lưu ý khi chọn mua ghẹ. Có rất nhiều loại ghẹ, nhưng ngon nhất và đắt nhất vẫn là ghẹ xanh. Con ghẹ ngon phải có màu tươi sáng, không bị xỉn màu, cầm phải nặng tay mới là ghẹ chắc. Nếu mẹ nào thích ăn gạch thì nên chọn ghẹ cái, còn thích ăn thịt nên chọn ghẹ đực. Ghẹ đực chỉ cần chọn bằng cách ấn tay vào phần yếm, nếu không lõm thì con đó sẽ chắc thịt. Còn nếu là ghẹ cái thì nên bấm thêm vào phần chân, nếu thấy chắc mà không bị mềm, không bị lõm thì đó là ghẹ ngon.

Không nên chọn con ghẹ quá lớn hay quá nhỏ, con vừa phải, tầm bằng bàn tay sẽ nhiều thịt và ngon hơn. Cho dù là con đực hay con cái cũng nên chọn con có yếm khít vào với thân, vì những con đó vừa mới trưởng thành, chưa sinh sản nhiều, chưa già nên thịt chắc hơn.
Giá cả thì tùy thuộc vào kích thước của ghẹ. Như loại ghẹ hôm nay mình mua khoảng 5 con/kg thì có giá 200.000 đ/kg. Loại ghẹ khoảng 3 - 4 con/kg đắt hơn, từ 230.000 – 270.000 đ/kg. Có loại ghẹ nhỏ hơn, khoảng 7 – 8 con/kg thì giá rẻ, chỉ khoảng 170 – 180.000 đ/kg thôi.

Còn nhớ có lần mình vào thăm họ hàng ở Nha Trang, cứ chiều tối là ra tận bến chờ người dân đi đánh bắt hải sản về và thường mua được giá rất rẻ, chỉ khoảng 80.000 – 100.000 đ/kg ghẹ thôi. Nhìn chung thì giá ghẹ khi về đến Hà Nội là khá đắt, đã tăng gấp đôi so với lúc mới mang từ bến lên, bởi vì để vận chuyển ghẹ sống, thở bằng oxy đi quãng đường xa như vậy không phải chuyện đơn giản.

Có ghẹ rồi, mình chọn mua thêm một số loại thực phẩm làm thức ăn trong ngày. Thịt ba chỉ có giá 100.000 đ/kg, chân giò có giá 70.000 đ/kg, cải đông dư là 8.000 đ/kg, rau muống có giá 6.000 đ/mớ.

Theo Eva


Thứ Tư, 3 tháng 10, 2012

Rau tăng giá nhẹ, tuy nhiên các loại rau xanh lại không được non cho lắm.
Đi chợ: Rau già mà lại đắt
Sáng nay trời mưa nên không khí ở chợ khá vắng vẻ. Khách hàng không ra vào tấp nập giống như mọi hôm, các cô bán hàng lại được dịp ngồi buôn chuyện. Mình đi qua khu hàng thịt và “nghe lỏm” được mấy chị bán thịt đang rôm rả bàn về chủ đề chính trị, nào là Trường Sa, Hoàng Sa, rồi lại đến Trung Quốc, Việt Nam… Kể ra chợ vắng khách và ế hàng cũng có cái thú vị riêng đấy nhỉ.

Vì vắng khách nên giá cả có vẻ “mềm” đi đôi chút. Bất chấp cơn bão số 7, giá các loại thịt, hải sản có dấu hiệu giảm nhẹ, duy chỉ có giá rau là tăng nhẹ. Mới là ngày đầu tiên của mưa bão nên tình hình giá cả có vẻ dễ chịu như vậy thôi, chứ nếu mưa lớn mà kéo dài thì thế nào các mẹ cũng phải than vãn về giá thực pẩm cho mà xem.

Hàng thịt hôm nay vắng vẻ nhất. Không biết có phải do hiệu ứng của mưa hay không mà thịt lợn hôm nay nhìn không được ngon cho lắm. Nhìn miếng thịt lợn khá nhợt nhạt so với bình thường, có lẽ một phần vì thế nên giá đã giảm đi khoảng 5.000 – 10.000 đ/kg.

Thịt ba chỉ giảm 5.000 đ/kg, còn 90.000 đ/kg, thịt mông sấn còn 95.000 đ/kg, thịt thịt vai 100.000 đ/kg, thịt nạc thăn vẫn giữ nguyên giá 110.000 đ/kg. Sườn non ngon giá 120.000 đ/kg, sườn loại trung bình giá 110.000 đ/kg, xương ống, xương cục có giá 60.000 đ/kg. Lưỡi lợn là 130.000 đ/kg, tim lợn có giá 20.000 đ/lạng, cật lợn là 17.000 đ/lạng. Óc heo có giá 10.000 đ/bộ.

Hàng thịt bò, thịt bê có vẻ được ưa chuộng hơn một chút. Giá thịt bê thái miếng là 22.000 đ/lạng. Thịt bò có giá dao động khoảng từ 150.000 – 300.000 đ/kg. Sườn bò có giá 150.000 đ/kg, gầu có giá 210.000 đ/kg, thịt cổ bò giá 220.000 đ/kg, bắp bò giá 190.000 đ/kg, thăn bò là 200.000 đ/kg.

Hàng thủy hải sản cũng “đìu hiu” hơn, không còn cảnh hàng cá phải bố trí hai người bán, một người bắt cá và cân, người còn lại thì mổ cá cho khách nữa. Hôm nay chỉ một người bán hàng mà vẫn khá nhàn hạ. Giá cá nước ngọt giảm khoảng 2.000 – 3.000 đ/kg, các loại hải sản vẫn giữ giá. Cá rô phi loại vừa còn 38.000 đ/kg, cá chép là 60.000 đ/kg, cá trắm loại to cắt khúc là 65.000 đ/kg, cá trắm loại nhỏ là 35.000 đ/kg. Cá thu giá 120.000 đ/kg, cá bống là 130.000 đ/kg, mực giá 150.000  - 200.000 đ/kg. Tôm đồng cỡ nhỏ giá 13.000 đ/lạng, tôm bạc biển có giá từ 130.000 – 200.000 đ/kg tùy theo kích thước.
Rau hôm nay tăng giá nhẹ, khoảng 2.000 đ/kg. Tuy nhiên rau xanh không được tươi và non lắm, nhất là các loại rau như rau ngót, mồng tơi, rau muống. Rau ngót, mồng tơi, su su nhìn khá già, còn rau muống thì phần lớn là loại rau muống đen. Thỉnh thoảng mới có hàng bán rau muống trắng, nhưng nhìn cũng không được non. Một phần là các loại rau trên đã vào cuối mùa, một phần có lẽ do hai tuần rồi trời không mưa nên rau củ mới già và xấu như thế. Chắc chắn sau đợt mưa lần này sẽ lại có một loạt rau mới tươi non hơn.

Rau muống đen vẫn là 5.000 đ/mớ, nhưng rau muống trắng tăng lên 6.000 đ/mớ. Mình chọn mua củ cải đường, cà rốt, bí xanh, rau mồng tơi, mướp và hành tây làm thực phẩm cho cả ngày. Củ cải đường có giá 15.000 đ/kg, cà rốt là 22.000 đ/kg, mồng tơi: 4.000 đ/mớ, mướp là 20.000 đ/kg, hành tây 16.000 đ/kg.

Lúc về đi ngang qua phía cổng chợ mình nhận thấy một điều hơi lạ. Các hàng bán thực phẩm nhỏ lẻ họp thành chợ cóc ngay phía ngoài đường hoặc đầu cổng chợ lại có vẻ đông khách hơn những sạp thực phẩm lớn trong chợ. Có lẽ do thời tiết mưa bão nên mọi người đều ngại vào chợ, mua ở phía ngoài đường cho nhanh rồi về nhà.

Theo Eva


Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

Tết trung thu các mặt hàng như hoa quả, bánh trung thu, đồ chơi trẻ em được tiêu thụ khá mạnh.
Đi chợ những ngày Tết trung thu
Rằm tháng Tám - Tết Trung thu lại vào đúng những ngày cuối tuần nên không khí ở các chợ khá nhộn nhịp. Các mặt hàng được bày bán đầy ăm ắp, tươi, ngon và rất đẹp mắt.

Nếu như rằm tháng Bảy người dân đổ xô đi mua đồ chay, đồ mã, vàng hương… thì rằm tháng Tám các mặt hàng được bán chạy nhất lại là hoa quả, bánh trung thu, đèn lồng, đồ chơi trẻ em… Tất nhiên những hàng như xôi, vàng hương, hàng khô, hoa tươi... thì không bao giờ vắng vẻ trong những ngày rằm, mồng một. Và giá cả cũng theo mức độ bán chạy mà tăng hơn so với ngày thường.

Bánh Trung thu nhiều vô kể. Có đủ mọi nhãn hiệu, mẫu mã và chủng loại cho các mẹ lựa chọn. Giá bánh trung thu năm nay tăng khoảng 5 – 25% tùy theo từng loại bánh và nhãn hiệu. Nếu chọn dòng bánh bình dân thì các mẹ có thể mua lẻ từng chiếc hoặc mua cả hộp hai, bốn, sáu… chiếc. Bánh bán lẻ có giá 30.000 đ/chiếc trở lên, còn hộp có giá 150.000 đ/hộp trở lên.

Dòng bánh cao cấp thì giá hơi cao một chút, khoảng 400.000 – 500.000 đ/hộp trở lên nhưng mẫu mã rất đẹp. Đến thời điểm hiện tại thì mình thấy các loại bánh trung thu bán vẫn đúng giá niêm yết, chưa có dấu hiệu giảm để “câu” khách.

Các cửa hàng bán đồ chơi trẻ em cũng rất đông khách. Chạy hàng nhất là đèn lồng, đèn ông sao, đèn kéo quân, các loại tò he, mặt nạ, bờm nơ, tóc giả, gọng kính với đủ mọi màu sắc và kiểu dáng. Đèn ông sao truyền thống có cả những chiếc rất nhỏ để các bé chơi, lại vừa có những chiếc khá to để về treo trước cửa nhà, có giá từ 7.000 – 50.000 đ/chiếc.

Đèn kéo quân có giá từ 100.000 – 150.000 đ/chiếc. Các loại đèn lồng nhựa chạy bằng pin có phát nhạc giá từ 30.000 – 50.000 đ/chiếc. Những bộ đồ chơi như ô tô, máy bay, bộ xếp hình, mặt nạ, gọng kính, bờm nơ, tóc giả… có giá khá rẻ, chỉ từ 15.000 – 30.000 đ/bộ/chiếc. Tò he có giá từ 5.000 – 10.000 đ/con.
Hoa quả những ngày này rất đắt hàng. Bán chạy nhất là các loại quả như bưởi, thanh long, ổi, lê, táo… Giá hoa quả những ngày này thì khỏi cần nói cũng biết là đắt rồi, tăng khoảng 3.000 – 10.000 đ/kg tùy từng loại quả. Vì nhà nào cũng muốn có mâm ngũ quả thắp hương trong ngày Tết trung thu này nên hoa quả được tiêu thụ khá mạnh.

Bưởi thường có giá 13.000 đ/quả, bưởi năm roi là 20.000 đ/quả, bưởi da xanh 70.000 đ/quả. Cam sành có hai loại, một loại là 20.000 đ/kg, một loại là 50.000 đ/kg. Táo loại to, đẹp có giá 25.000 đ/kg, thanh long cũng là 25.000 đ/kg. Ổi có giá 20.000 đ/kg, lê là 30.000 đ/kg, lựu là 20.000 đ/kg. Nho có giá 30.000 đ/kg, na là 40.000 đ/kg, hồng giòn có giá 20.000 đ/kg, hồng vân là 18.000 đ/kg.

Mình thấy có những hàng còn tự bọc, gói hoa quả thành từng giỏ để bán. Mỗi giỏ là những loại hoa quả khác nhau: nho, lê, táo, cam, bưởi, mãng cầu, măng cụt, thanh long, lựu, hồng, ổi…, nhưng vẫn đảm bảo có ít nhất là “ngũ quả” ở trong cùng một giỏ. Mua giỏ hoa quả này về thắp hương, trông trăng, hoặc mang đi biếu đều khá hợp lý các mẹ ạ. Giá một giỏ hoa quả từ 100.000 – 200.000 đ, tùy theo loại và số lượng hoa quả trong giỏ. Nếu mẹ nào kỹ tính hơn thì cũng có thể chọn từng loại hoa quả và nhờ người bán hàng gói lại, dĩ nhiên giá sẽ đắt hơn một chút.

Các hàng hoa tươi, xôi, vàng hương, đồ khô, đồ chay… cũng khá nhộn nhịp. Bên cạnh những mặt hàng trên thì giá các hàng thực phẩm cũng tăng nhẹ. Giá rau xanh tăng nhẹ khoảng 1.000 – 3.000 đ/kg, thịt lợn tăng khoảng 5.000 đ/kg. Đặc biệt hôm nay giá gà ta bán nguyên con tăng vọt, từ 130.000 đ/kg lên 140.000 đ/kg. Gà công nghiệp, vịt và các mặt hàng thủy hải sản vẫn đứng giá.

Theo Eva


Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

So với các bộ phận khác ở con heo thì tim có giá đắt nhất.

Loại thực phẩm mà hôm nay mình mua về làm thức ăn là tim heo. Có lẽ chẳng cần phải nói nhiều thì các mẹ cũng biết tim heo ngon và bổ như thế nào. Cứ nghĩ đến cảm giác giòn giòn sần sật của tim heo xào là mình lại không cầm được lòng.

Chợ nào cũng có rất nhiều hàng thịt lợn nhưng không phải hàng nào cũng bán tim, mà nếu có thì cũng không chắc chắn 100 % rằng những quả tim heo ấy là tươi đâu nhé. Bởi giá tim khá đắt: 200.000 đ/kg nên nếu hôm nay không bán hết thì người bán hàng rất hay mang tim về cất vào tủ lạnh cho buổi chợ hôm sau. Vì thế các mẹ nên chú ý một chút.

Tim heo tươi khi sờ vào thì phải có tính đàn hồi. Nếu ấn tay vào quả tim thì các mẹ sẽ thấy có một chút chất dịch huyết hồng tươi tiết ra, không có dịch nhầy và không có mùi lạ. Tim của một con heo khỏe mạnh có màu đỏ sẫm, mặt ngoài nhẵn bóng, mềm mại, màng bao tim phải còn dính liền với cơ tim.

Nếu quả tim nào to bất thường, có màu sẫm hoặc nhợt nhạt, mặt ngoài sần sùi, tụ máu hoặc có những hạt màu trắng như hình hạt gạo, ấn vào thấy mềm nhũn, giữa màng tim với cơ tim có nước vàng, bổ quả tim ra có máu đông hoặc chất lỏng màu sẫm đen bên trong thì các mẹ đừng nên mua nhé. Đó là tim của con lợn đã bị bệnh.

Tim heo cũng chế biến được rất nhiều món như: xào, nấu canh, hầm, hấp cách thủy… Nhưng vì tim heo hơi đắt nên mình chỉ mua một ít và chọn giải pháp về xào với dứa. Đảm bảo vừa thơm ngon, bổ dưỡng lại nhanh gọn, đỡ tốn thời gian.

Mình mua thêm cà chua, hành tây, dứa, dưa chuột về xào chung. Nói là món tim heo xào dứa, nhưng có lẽ món này nên đặt tên là “tim heo xào rau củ” hoặc “tim heo xào thập cẩm” thì đúng hơn. Cái giòn giòn sần sật của tim lợn hòa quyện với vị chua chua, ngọt ngọt của dứa và cà chua, lại thêm hành tây và dưa chuột nữa, đảm bảo các mẹ sẽ thích mê.
Mua tim lợn về xào dứa nào
Lâu lâu không đi khảo giá các mặt hàng ở chợ. Hôm nay mình sẽ “điều tra” giá những loại thực phẩm bán chạy nhất.

Bắt đầu là hàng rau. Rau muống có giá 5.000 đ/mớ. Rau ngót, mồng tơi, rau dền, rau đay, là 4.000 đ/mớ. Rau cải chíp là 4.000 đ/mớ, cải canh là 3.000 đ/mớ, cải ngọt 9.000 đ/kg, cải thảo là 9.000 đ/kg, bắp cải xanh là 8.000 đ/kg, bắp cải tím là 18.000 đ/kg. Cà chua là 17.000 đ/kg, cà rốt: 20.000 đ/kg, khoai tây 22.000 đ/kg. Bí xanh, bí đỏ là 10.000 đ/kg, bầu 15.000 đ/kg, mướp 20.000 đ/kg, lặc lày 20.000 đ/kg.

Giá thịt lợn tăng nhẹ, khoảng 3.000 – 5.000 đ/kg. Thịt ba chỉ giá 100.000 đ/kg, thịt mông sấn là 98.000 đ/kg, thịt chân giò 105.000 đ/kg, thịt nạc vai 103.000 đ/kg, thịt nạc thăn là 110.000 đ/kg, sườn non 115.000 đ/kg, xương ống là 65.000 đ/kg. Lưỡi lợn có giá 130.000 đ/kg, cật lợn là 18.000 đ/lạng, gan lợn 50.000 đ/kg.

Hàng thủy hải sản bình ổn trở lại sau đợt tăng giá nhẹ đầu tuần. Cá chép cả con có giá 65.000 đ/kg, cá trắm to cắt khúc có giá 70.000 đ/kg, cá trắm cả con (khoảng 1 kg/con) là 40.000 đ/kg. Cá rô phi có giá 38.000 đ/kg, cá mè to cắt khúc là 45.000 đ/kg. Cá thu đông lạnh là 120.000 đ/kg, mực tươi có giá từ 180.000 – 220.000 đ/kg, tôm có các loại với mứa giá từ 120.000 – 180.000 đ/kg. Ngao là 30.000 đ/kg, trai, ốc, hến là 15.000 đ/kg.

Theo Eva

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012

Cùng khảo sát giá của các loại thực phẩm màu tím nào!
Hôm trước mình vô tình biết được thông tin là các thực phẩm màu tím rất có lợi cho sức khỏe. Chúng có khả năng ngăn ngừa ung thư, tốt cho tim mạch, tăng cường trí nhớ, chống lão hóa… Vì vậy hôm nay đi chợ mình quyết định làm một cuộc khảo sát nho nhỏ về giá cả các loại rau, củ, quả… màu tím.

Loại quả đầu tiên mà mình nghĩ đến là nho tím. Dạo gần đây đang rộ lên thông tin các loại hoa quả nhiễm độc mà đứng đầu danh sách là nho, lựu, táo… , vì vậy lượng tiêu thụ các loại hoa quả này đã giảm đi rõ rệt. Tuy nhiên chúng vẫn được bày bán khắp chợ. Giá 1kg nho tím loại thường này là 25.000 - 30.000 đ/kg.

Mình có hỏi thêm chị chủ cửa hàng hoa quả về loại nho Mỹ tím thì được biết: “nếu là nho Mỹ thật thì giá phải xấp xỉ 200.000 đ/kg thì bọn chị mới có chút lời lãi được, còn nếu có loại nào giá rẻ hơn thì nhất định là nho tím Trung Quốc đội lốt nho Mỹ em ạ”.

Hơi bất bình với việc hoa quả giả như vậy nên mình hỏi luôn chị bán hàng cách phân biệt nho Mỹ và nho tím thường. Nho Mỹ có màu tím sẫm, quả cứng, khi ăn thì rất chắc thịt, không có hạt hoặc có một hạt rất nhỏ thôi. Còn nho thường thì quả tròn hơn, mềm, mọng và màu nhợt hơn nho Mỹ, khi ăn thì có khá nhiều hạt, ruột rỗng, khi bóp vào thấy thịt quả bị nhão.

Sau nho tím mình chạy qua hàng rau khảo sát giá cà tím, bắp cải tím, tía tô, húng tím. Cà tím có hai loại là quả tròn và quả dài. 1kg cà tím tròn có giá 15.000 đ/kg, còn cà tím dài thì rẻ hơn một chút, chỉ có 13.000 đ/kg thôi.
Bắp cải tím giá cũng khá đắt: 18.000 đ/kg, trong khi đó bắp cải xanh chỉ có giá 9.000 đ/kg. Các loại rau thơm màu tím như húng tía, tía tô thì được bán theo mớ. Mỗi mớ có giá 1.000 – 3.000 đ thùy theo mớ to nhỏ khác nhau.

Dạo trước mình thấy có cả su hào tím ngoài chợ, giá 9.000 đ/củ, nhưng mấy hôm nay thấy không còn. Có lẽ đến mùa đông loại su hào này sẽ nhiều hơn. Ở hàng rau mình còn thấy bán cả khoai môn tím với giá 25.000 đ/kg, khoai mỡ tím 20.000 đ/kg. Khoai mỡ nấu canh tôm ăn cũng rất ngon.

Nói đến các thực phẩm màu tím thì không thể không kể đến khoai lang tím. Mình rất thích ăn loại khoai này, tuy không thơm bằng khoai nghệ  nhưng lại rất bở. Khoai lang tím có giá rất rẻ, chỉ 12.000 – 13.000 đ/kg, trong khi khoai lang vàng có giá 15.000 đ/kg.

Tiện thể mình mua luôn một ít hành tím khô về để dùng dần. Hành tím khô có giá 4.000 đ/lạng.

Mình mua thêm một ít thịt gà cho bữa trưa và thịt lợn xay, tôm cho bữa tối. Thịt gà ta có giá 130.000 đ/kg, thịt nạc vai là 100.000 đ/kg, tôm nhỏ có giá 120.000 đ/kg. Nhìn chung giá thực phẩm không biến động so với hôm qua.

Theo Eva

Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2012

Những món ăn đậm đà hương vị quê hương khiến du khách không thể nào cưỡng lại.
15 món Việt người nước ngoài thích mê
1. Phở

Danh sách ẩm thực Việt Nam sẽ thiếu xót rất lớn nếu thiếu đi món phở. Phở xuất hiện ở mọi nơi, mọi ngóc ngách tại Việt Nam, từ vỉa hè cho đến nhà hàng sang trọng. Du khách nước ngoài không khỏi xuýt xoa khi được thưởng thức bát phở nghi ngút khói với nước dùng thơm ngọt được ninh kỹ với xương lợn hoặc bò.

2. Chả cá

Đến du lịch Hà Nội, không chỉ có du khách nước ngoài mà cả các khách thập phương cũng tìm đến các nhà hàng nổi tiếng để được thưởng thức món này. Thậm chí, con phố Hàng Sơn trước đây đã được đổi tên thành phố Chả Cá vì đặc sản của đất Hà Thành - Chả cá Lã Vọng. Các khúc cá được thái ra vừa ăn, tẩm ướp, nướng trước trên than, rồi sau đó người ăn sẽ rán lại trên chảo với thìa là, ăn cùng bún và mắm tôm.
3. Bánh xèo

Món bánh xèo hấp dẫn người ăn bởi lớp vỏ ngoài rán giòn, bên trong có thịt lợn, tôm và giá đậu. Bánh được cắt thành những miếng vừa ăn, sau đó tùy từng địa phương sẽ có cách ăn khác nhau, nơi thì cuộn trong bánh tráng, chỗ thì ăn cùng lá rau diếp chấm nước chấm.
4. Cao lầu

Đây là một món mỳ đặc trưng của đất Hội An gồm thịt heo rán, nước dùng và ăn cùng rau sống.
5. Phở cuốn

Vẫn là những miếng bánh phở, thịt bò, nhưng phở cuốn chế biến nhanh và dễ dàng hơn nhiều so với phở nước. Bánh phở để nguyên miếng cuốn với thịt bò đã xào với gia vị, rau xà lách, rau mùi và chấm với nước mắm chua cay.
6. Nem

Rất nhiều du khách nước ngoài cảm thấy thích thú khi được thưởng thức món nem ở Việt Nam. Trộn đều các nguyên liệu làm nhân: miến, thịt lợn xay, giá, trứng, nấm hương, mộc nhĩ sau đó dùng bánh tráng cuộn tròn và rán trên chảo mỡ. Nem ăn kèm với rau sống và nước chấm được pha từ nước mắm, giấm, đường.
7. Gỏi cuốn

Khi ngán các món rán, nướng, món ăn du khách tìm đến chính là gỏi cuốn. Món ăn này không những ngon mà còn rất có lợi cho sức khỏe. Lát thịt luộc, hoặc đồ biển, thêm rau mùi, xà lách, tất cả được cuốn tròn trong bánh tráng và chấm với nước chấm được pha khéo léo từ nước mắm, giấm, đường, ớt.
8. Bún bò Nam bộ

Món này đặc biệt ở chỗ không sử dụng nước dùng thông thường được ninh từ xương mà thay vào đó là nước chấm mắm, giấm, tỏi, ớt. Bát bún bò Nam bộ bao gồm các miếng thịt bò xào mềm ngấm gia vị, lạc rang, giá, các loại rau sống và hành khô. Người ăn chỉ cần trộn đều các thứ rồi thưởng thức.
9. Bánh khọt

Bánh khọt là loại bánh được làm từ bột gạo, có nhân tôm, rán vàng và ăn kèm với rau sống và nước chấm.
10. Gà tần

Ngoài hương vị thơm ngon, món gà tần còn có giá trị dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Miếng gà được ninh nhừ trong các loại thảo mộc và nêm nếm gia vị vừa miệng.
11. Bò lá lốt

Ẩm thực Việt Nam rất đa dạng với các món ăn được chế biến muôn hình vạn trạng tùy thuộc từng vùng miền. Bò lá lốt chính là một món ăn khá sáng tạo và ngon miệng. Có thể xay thịt lợn/thịt bò cho gia vị, hạt tiêu trộn đều rồi cuốn thịt trong lá lốt. Sau đó sẽ được nướng trên than và hương vị cay của lá lốt sẽ ngấm vào bên trong.
12. Bánh cuốn

Nhiều du khách rất thích thú được nhìn thấy cảnh làm bánh cuốn trong các cửa hàng. Từng lát bánh mỏng nóng hổi được cuốn thịt lợn băm rồi chấm với nước mắm tạo nên hương vị khó quên.
13. Bún đậu mắm tôm

Món này đơn giản chỉ là đậu phụ và bún được ăn với mắm tôm - loại mắm đặc biệt của Việt Nam. Chanh, đường, ớt, giấm sẽ được pha thêm vào mắm tôm để vừa miệng.
14. Bánh ướt thịt nướng

Món ăn này rất phổ biến ở miền Trung Việt Nam, bên ngoài là bánh ướt mềm và dai, bên trong cuốn bằng thịt nướng và rau. Đặc biệt ở món ăn này chính là nước chấm, không phải nước mắm chua cay mà là một thứ nước sốt sền sệt. Ngoài mùi thịt nướng thơm phức, nước chấm cũng là điểm hấp dẫn du khách của bánh ướt thịt nướng.
15. Bún chả

Phở có thể là món ăn nổi tiếng nhất Việt Nam nhưng bún chả lại là sự lựa chọn hàng đầu khi đến giờ ăn trưa của người dân thủ đô. Những miếng chả thịt lợn được nướng trên than hoa vàng rộm thực sự thu hút các du khách. Thịt được ăn kèm với 1 bát nước mắm chua cay, rau sống và bún.
Theo Thu Trang (Infonet)
Rau chân vịt hay còn gọi là cải bó xôi hoặc rau bina chứa rất nhiều vi chất có lợi đối với sức khỏe.
Đầu tuần mua rau chân vịt
Đầu tuần đi chợ mình chọn mua rau chân vịt về để tăng cường sức khỏe cho cả nhà. Chắc chắn nhà mình sẽ có một tuần làm việc và học tập đầy hiệu quả.

Rau chân vịt (cải bó xôi) có hình dáng gần giống rau cải ngọt. Tuy nhiên lá của nó hình bầu bầu hơn (giống cái chân vịt), lá có màu canh đậm hơn, thân và lá đều dầy và tròn hơn. Khi bán rau chân vịt thì người ta thường để cả rễ, rễ rau chân vịt có màu hồng. Các mẹ nên chú ý chọn bó rau chân vịt nào còn tươi và xanh nhé, vì như thế chất dinh dưỡng trong rau mới còn nguyên vẹn.

Tuy bây giờ đang là mùa cải, nhưng mình đi tìm hỏi mấy hàng rau đều không có loại cải này. Cuối cùng mình chạy ra hàng bán rau sạch chất lượng cao mới có, hỏi ra thì được biết chị bán hàng nhập loại rau này từ Đà Lạt về. Mình mua nửa kg rau chân vịt với giá 30.000 đ/kg.

Khi chế biến rau chân vịt thì các mẹ chú ý nên rửa sạch cả rễ hồng và nấu luôn nhé. Rễ rau này có rất nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất, lại không có chất béo, nếu được kết hợp cùng gừng tươi thì sẽ ngăn ngừa được rất nhiều bệnh đấy.

Một mẹo nhỏ nữa cho các mẹ là rau chân vịt thái nhỏ sẽ có lợi cho sức khỏe hơn rau giã nát hoặc xay nhuyễn. Sau khi đã rửa sạch, thái nhỏ rau chân vịt thì các mẹ nên chần qua nước sôi rồi vớt ngay ra rửa lại bằng nước lạnh, như thế sẽ làm giảm đi vị chát và axit oxalic không tốt trong rau.
Mình mua thêm một ít thịt bò thăn về để nấu canh cùng rau chân vịt, có giá là 190.000 đ/kg. Giá thịt bò hôm nay tăng so với tuần trước, khoảng 5.000 – 10.000 đ/kg. Thịt bò phi lê là 230.000 đ/kg, thịt bắp bò là 200.000 đ/kg, sườn bò 150.000 đ/kg. Thịt bê vẫn giữ nguyên giá 20.000 đ/lạng. Thịt lợn giá vẫn giữ nguyên so với cuối tuần trước.

Thời tiết dạo này nắng nhẹ, thỉnh thoảng có mưa nhỏ nên rất thuận lợi cho các loại rau phát triển, nhất là rau cải. Mình thấy giá rau xanh giảm đôi chút, khoảng 500 đ/mớ, đặc biệt là rau cải, giảm khá nhiều, khoảng 2.000 – 3.000 đ/kg. Đúng là mùa cải nên các loại cải tràn ngập chợ.

Rau muống có giá 5.000 đ/mớ, rau ngót, rau đay là 4.000 đ/mớ, rau lang là 3.000 đ/mớ. Rau cải chíp là 14.000 đ/kg, rau cải canh 4.000 đ/mớ, cải ngọt là 9.000 đ/kg, cải thảo 10.000 đ/kg, bắp cải 7.000 đ/kg. Súp lơ trắng là 17.000 đ/kg, súp lơ xanh là 20.000 đ/kg, hoa thiên lý 8.000 đ/lạng, mướp đắng là 15.000 đ/kg, mướp ta: 20.000 đ/kg, khoai tây là 22.000 đ/kg, cà rốt là 20.000 đ/kg, cà chua là 17.000 đ/kg.

Giá các loại hải sản hôm nay đã bình ổn trở lại. Tuy nhiên mình thấy tôm, cá, ngao, mực… vẫn là những mặt hàng bán chạy nhất. Ít người mua hơn là các loại hải sản chế biến hơi mất thời gian như: ốc, ếch, lươn, cua… Nhìn chung giá các mặt hàng thủy hải sản vẫn không tăng so với cuối tuần trước.

Theo Eva

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2012

Gặp hàng hạt sen tươi cuối mùa muộn màng, mình mua luôn một ít về dự trữ.
May mắn mua được hạt sen tươi
Mình đang hối hận vì dạo cuối hè quên không mua hạt sen tươi về dự trữ thì hôm nay đi chợ bất ngờ lại gặp được hàng có bán. Mình lân la vào hỏi thì được biết đây cũng là đợt đài sen cuối cùng của năm nay. Thế là không chần chừ, mình mua luôn một ít về để cất đi dùng dần.

Cả nhà mình đều rất thích ăn những món chè, cháo, hầm mà có hạt sen, thế nhưng mình lại không muốn mua hạt sen khô ngoài chợ. Hạt sen khô thì luôn luôn có bán quanh năm, thế nhưng mình rất lo ngại về vấn đề an toàn và sợ chất lượng hạt sen không đảm bảo. Mình nghe nói hạt sen khô thường hay được tẩy trắng bằng thuốc tẩy, lại có sử dụng chất hóa học để bảo quản được lâu.

Năm nào mình cũng mua hạt sen tươi rồi về cất đi dùng dần. Cách mình hay làm là mua nguyên hạt sen tươi về, sau đó bóc sạch vỏ đen và màng lụa bên ngoài, bỏ tâm sen rồi bỏ luôn vào túi bóng cho vào ngăn đá tủ lạnh. Các mẹ chú ý là không được rửa qua nước đâu nhé. Mỗi lần muốn ăn thì lấy ra đủ lượng sen cần dùng, xả với nước nhiều lần cho hết lạnh để khi nấu hạt sen sẽ mềm, bở mà không bị cương. Làm theo cách này các mẹ có thể bảo quản hạt sen được trong vòng khoảng 4 – 5 tháng.

Tuy nhiên, hôm nay chị bán hàng lại mách cho mình một cách khác có thể trữ hạt sen được cả năm. Chị ấy bảo mình sau khi mua hạt sen tươi về bóc vỏ, bỏ tâm thì đem phơi qua khoảng 2 - 3 nắng nhẹ, như nắng của thời điểm bây giờ là rất thích hợp. Chị còn dặn thêm là tuyệt đối không để hạt sen dính nước, sau đó đem bỏ hạt sen đã phơi này vào lọ thật khô, sạch dùng dần. Cất lọ ở nơi khô ráo, thoáng mát, thỉnh thoảng mang ra kiểm tra và phơi lại khi trời nắng.

Vì là loạt sen cuối mùa nên mình thấy hàng của chị có bán kèm cả khá nhiều loại thành phẩm liên quan tới hạt sen như: đài sen, hạt sen đã bỏ đài, hạt sen đã bóc vỏ, bỏ tâm và tâm sen đã sao khô. Vì cuối mùa nên mình thấy chị bán hàng này “thét” giá hơi cao. Đài sen có giá 50.000 đ/chục, hạt sen tươi nguyên vỏ là 110.000 đ/kg, hạt sen đã bóc vỏ, bỏ tâm là 150.000 đ/kg và tâm sen đã được sao khô có giá 25.000 đ/lạng.

Biết là đắt rồi nhưng mình vẫn cứ mua, bởi vì quan niệm của mình là thà đắt mà an toàn còn hơn mua loại hạt sen khô giá rẻ mà chất lượng không đảm bảo. Mình mua luôn 3kg hạt sen nguyên vỏ, tiện thể hôm nay là cuối tuần, buổi tối cả nhà ngồi quây quần vừa xem ti vi, vừa bóc hạt sen thì còn gì thú vị bằng.
Sau khi mua hạt sen, công việc tiếp theo là đi chọn mua thực phẩm cho ngày hôm nay. Một điều rất dễ nhận thấy là hầu như các loại thực phẩm, hoa quả bị cho là có xuất xứ từ Trung Quốc đều bị “tẩy chay”. Giá của các loại thực phẩm này giảm rõ rệt, ví dụ bắp cải từ 9.000 đ/kg xuống còn 6.000 đ/kg, cải thảo từ 12.000 đ/kg xuống còn 8.000 đ/kg, lựu từ 20.000 đ/kg còn 15.000 đ/kg, nho từ 30.000 đ/kg còn 25.000 đ/kg, táo từ 25.000 đ/kg cũng giảm xuống còn 20.000 đ/kg, cam (loại quả tròn, vỏ mỏng màu xanh vàng) từ 15.000 đ/kg còn 12.000 đ/kg.

Được dịp, các loại quả “quê” lại tăng giá lên chút ít. Ổi găng có giá 25.000 đ/kg (đầu tuần vẫn là 20.000 đ/kg), na có giá 40.000 đ/kg (tuần trước vẫn là 30.000 – 35.000 đ/kg), bưởi thường 12.000 đ/quả (tăng 2.000 đ/quả), bưởi năm roi là 16.000 đ/quả (tăng 1.000 đ/quả).

Các mặt hàng khác giá không thay đổi. Hôm nay mình mua một ít hoa thiên lý và tôm cho bữa trưa. Hoa thiên lý có giá 8.000 đ/lạng, tôm bạc loại nhỏ là 15.000 đ/lạng. Mình mua thêm một ít thịt ba chỉ và ngao cho bữa tối. thịt ba chỉ có giá 100.000 đ/kg, ngao là 30.000 đ/kg. Hôm nay tìm mua khế chua ở chợ để về nấu canh ngao khó quá, cuối cùng mình đành ngậm ngùi đổi khế bằng sấu. Mình mua thêm một quả dứa nữa về nấu cùng cho bát canh thêm phần sinh động. Dứa có giá là 6.000 đ/quả.

Theo Eva


Thứ Năm, 20 tháng 9, 2012

Sắp rằm tháng Tám rồi, cùng mua và khảo sát giá bánh trung thu năm nay nhé!
Bánh trung thu năm nay tăng giá
Giá thực phẩm ở chợ hôm nay không biến động so với hôm qua. Các mặt hàng bán chạy nhất vẫn là tôm, cá, sườn, lưỡi lợn, thịt chân giò, thịt ba chỉ, rau muống, rau ngót, cải chip, bí đao, cà chua, su su…

Hôm nay mình mua cá thu đông lạnh và rau muống cho bữa trưa. Cá thu có giá 120.000 đ/kg, rau muống là 5.000 đ/mớ. Mình mua một ít sườn non với giá 115.000 đ/kg, bầu với giá 15.000 đ/kg và đậu phụ trắng là 2.500 đ/bìa cho bữa tối.

Với nhiệm vụ mua bánh trung thu để tuần sau hai vợ chồng tranh thủ mang đi biếu họ hàng, bạn bè… nên nhân tiện hôm nay đi chợ mình sẽ mua luôn ở trong mấy đại lý bán bánh phía cổng chợ. Đồng thời mình cũng thử khảo sát xem giá bánh trung thu năm nay so với năm ngoái có đắt hơn không và cũng để tiện cho việc so sánh giá bánh lúc này và trong “thời điểm vàng” – tức là tuần sau có chênh lệch nhiều hay không.

Bánh Trung thu được bày bán đầy ăm ắp tại khắp các gian hàng, cửa hàng, đại lý, siêu thị với đủ mọi thương hiệu, mẫu mã, chủng loại. Nhìn chung thì mẫu mã bánh trung thu năm nay không khác so với năm ngoái là mấy. Có cả dòng bánh cao cấp và dòng bánh bình dân với nhiều loại bánh rất phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng như: bánh nướng, bánh dẻo truyền thống, bánh nướng chay, bánh dinh dưỡng, đậu xanh, đậu đỏ, mè đen, cốm, khoai môn, cà phê, vây cá, xá xíu, thập cẩm… Hầu hết các hãng bánh trung thu năm nay đều tăng giá, mức tăng khoảng từ 5 – 25%, tùy từng loại bánh và thương hiệu bánh khác nhau.
Với dòng bánh bình dân thì các mẹ có thể mua lẻ với giá khoảng 30.000 đ/chiếc trở lên, hoặc mua hộp hai cái, hộp bốn cái… với giá từ 150.000 đ/hộp trở lên.

Dòng bánh cao cấp để mua biếu, tặng cũng khá phong phú, đa dạng nhưng giá cả thì rất mắc. Chẳng hạn, có loại sản phẩm cao cấp của một hãng bánh có giá từ 480.000 - 2.200.000 đ/hộp đựng trong hộp gỗ bọc nhung nhìn rất sang trọng.

Khi mình hỏi tại sao bánh trung thu năm nay lại tăng giá cao như vậy thì được chị chủ đại lý cho biết lý do bởi giá nguyên liệu đầu vào tăng cao. Cụ thể so với cùng kỳ năm ngoái thì giá thịt lợn tăng khoảng 45% (từ 70.000 đ/kg lên xấp xỉ 100.000 đ/kg), đỗ xanh tăng 40%, trứng vịt muối tăng 40% (từ 23.000 đ/chục lên 33.000 đ/chục), rồi còn giá điện, giá ga, giá xăng dầu, chi phí vận chuyển, nhân công… cũng đồng loạt tăng.

Mình thấy chị bán hàng đưa ra dẫn chứng về giá cả như vậy cũng khá chính xác nên trộm nghĩ với mức tăng nguyên liệu như thế thì giá bánh thành phẩm tăng ở mức 5 – 10 % vẫn là khá nhẹ.

Theo Eva