Hiển thị các bài đăng có nhãn cac-loai-pho. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cac-loai-pho. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2012

Món bún nấu kiểu này sẽ hứa hẹn một bữa ăn đầy hấp dẫn. Thêm mon ngon này để đổi món cho gia đình bạn nhé.
Đổi món với bún vịt xào
Nguyên liệu:

- Thịt vịt: 1 kg
- Bún: 1 kg
- Giá đỗ: 150 gr
- Ngũ vị hương: 1 gói
- Gừng, sả, tỏi, hành khô, hành hoa, mùi tàu, ngổ hương (rau răm), rượu trắng, hạt nêm, hạt tiêu, gia vị, nước tương, dầu hào, dầu ăn.
Đổi món với bún vịt xào
Thực hiện:

Bước 1: Thịt vịt rửa sạch với muối và gừng, đem lọc lấy thịt rồi thái thành những miếng nhỏ.
Đổi món với bún vịt xào
Bước 2: Gừng, sả, hành, tỏi đem bóc bỏ vỏ, rửa sạch rồi băm nhỏ. Một phần nhỏ gốc sả đem băm vụn còn lại đập dập cắt khúc. Các loại rau thơm rửa sạch, thái nhỏ.

Bước 3: Đem thịt vịt ướp với 2 thìa ăn cơm nước tương, 1 gói ngũ vị hương, 1 thìa ăn cơm rượu, 1 thìa ăn cơm dầu hào, 2 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa ăn cơm bột canh, 1 ít hạt tiêu và ½ chỗ hành, gừng, tỏi, sả băm nhỏ. Để tầm 30 phút cho thịt ngấm gia vị.
Đổi món với bún vịt xào
Bước 4: Bún chần qua nước sôi, đổ ra rổ cho ráo nước.
Đổi món với bún vịt xào
Bước 5: Giá đem rửa sạch, ngâm nước muối trong vòng 15 phút rồi chần nhanh qua nước sôi.
Đổi món với bún vịt xào
Bước 6: Phi thơm hành, tỏi, gừng, sả với dầu ăn. Cho thịt vịt vào, thêm 1 thìa ăn cơm nước mắm.  Xào thịt vịt cho đến khi thịt săn lại thì cho một ít nước vào đun. Khi thịt đã chín mềm thì cho các loại rau thơm thái nhỏ vào. Đảo đều, nêm thêm ít hạt nêm cho vừa miệng rồi tắt bếp.
Đổi món với bún vịt xào
Bước 7: Cho thịt vịt ra đĩa, khi ăn thì cho một ít bún vào bát, thêm một ít giá, chan nước xào vịt và thịt vịt vào, trộn đều. Có thể ăn cùng nước mắm pha chua ngọt với gừng tỏi.
Đổi món với bún vịt xào
Chúc các bạn ngon miệng với món bún vịt xào này nhé!

Thùy Nguyễn(Eva)

Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2012

Chỉ mất chút thời gian là bạn đã sẵn sàng bữa sáng rất ngon cho cả nhà rồi!
Bữa sáng cuối tuần ngon miệng với mỳ xào bò
Nguyên liệu:

3 gói mỳ tôm
200g thịt bò thăn
300g rau cải
Gừng, tỏi, tiêu
Bột nêm, gia vị, dầu hào, xì dầu, đường, bột năng.
Bữa sáng cuối tuần ngon miệng với mỳ xào bò
Bước 1:

Tỏi và gừng băm nhỏ.
Bữa sáng cuối tuần ngon miệng với mỳ xào bò
Cho 1 thìa dầu ăn vào chảo, thêm tỏi vào phi thơm rồi dùng cả tỏi và dầu ăn đó để ướp thịt.
Bữa sáng cuối tuần ngon miệng với mỳ xào bò
Ướp thịt với bột nêm, tiêu, tỏi phi và dầu ăn, gừng, chút đường (có thể ướp trước rồi để qua đêm trong tủ lạnh).
Bữa sáng cuối tuần ngon miệng với mỳ xào bò
Bước 2:

Rau cải nhặt rửa sạch, cắt khúc chừng 3cm - 5cm.
Bữa sáng cuối tuần ngon miệng với mỳ xào bò
Mỳ tôm ngâm vào nước lạnh cho mềm.
Bữa sáng cuối tuần ngon miệng với mỳ xào bò
Pha nước xốt gồm: 1 thìa dầu hào, 2 thìa nước lọc, ½ thìa đường, 1 thìa xì dầu và bột năng, khuấy đều cho tan.
Bữa sáng cuối tuần ngon miệng với mỳ xào bò
Bước 3:

Cho mỳ vào chảo dầu xào săn, bạn ko nên đảo nhiều mà cứ để mỳ tự săn lại, chỉ trở các mặt cho đều. Ở đây mỳ tôm đã hơi mặn rồi nên mình không nêm gia vị, nếu mỳ nhạt bạn có thể thêm gia vị cho vừa ăn.
Bữa sáng cuối tuần ngon miệng với mỳ xào bò
Trong thời gian đó cho thịt bò vào 1 chảo dầu khác, xào chín rồi múc ra đĩa.
Bữa sáng cuối tuần ngon miệng với mỳ xào bò
Dùng chính nước thịt bò tiết ra để xào rau, nêm gia vị vừa ăn.
Bữa sáng cuối tuần ngon miệng với mỳ xào bò
Khi rau gần chín cho hỗn hợp nước xốt đã pha vào.
Bữa sáng cuối tuần ngon miệng với mỳ xào bò
Khi ăn cho mỳ ra đĩa, tiếp đến là rau, trên cùng là thịt bò, ăn nóng. Nếu có thời gian bạn có thể làm thêm nước mắm chua ngọt nhẹ cùng chút dưa góp ăn cùng rất hợp, còn không thì dùng thêm chút chanh cũng ngon rồi.
Bữa sáng cuối tuần ngon miệng với mỳ xào bò
Trộn lẫn mỳ, rau và thịt, món mỳ bạn tự tay làm không thua kém gì ngoài hàng đâu nhé! Món mỳ xào không chỉ ngon mà còn rất đủ chất, quả là một bữa sáng hoàn hảo bạn dành tặng gia đình ngày cuối tuần.
Bữa sáng cuối tuần ngon miệng với mỳ xào bò
Chúc các bạn thành công và ngon miệng!

Theo afamily

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2012

Bún đậu mắm tôm là món ăn dân dã, dễ làm và dễ ghiền. Món ăn có vị béo bùi, thơm giòn của đậu, thêm chút thịt ba rọi và chả quế; thêm chút rau sống gồm tía tô, rau húng… thơm thơm, cay cay để phong phú vị.
Ăn Bún đậu mắm tôm ngày 20 tháng 10
Nguyên liệu:

5 miếng đậu Mơ trắng, 200g thịt ba rọi, chả quế.

Bún, mắm tôm ngon, ớt, chanh, đường, bột ngọt, dầu ăn; rau sống, dưa leo dùng kèm.

Thực hiện

Bắc chảo lên bếp, cho vào nhiều dầu, đợi dầu sôi già, thả đậu vào chiên. Chiên sao cho thật khéo trên lửa riu riu để đậu vàng ruộm, xốp và thơm.

Khi đậu vàng, vớt ra, để ráo dầu.

Thịt ba rọi luộc chín, xắt lát mỏng. Chả quế xắt lát.

Làm mắm tôm: Cho chút đường, chanh, bột ngọt vào mắm tôm, đánh bông lên, nêm vừa ăn là được, cho ớt băm vào.

Bày bún ra đĩa. Ăn bún với đậu, thịt ba rọi luộc, chả quế, rau sống, dưa leo, chấm mắm tôm. Món này ăn khi đậu vừa chiên xong là ngon nhất.

Theo PNO

Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

 Vị ngọt thanh của bún thích hợp trong những ngày nắng nóng, nhưng với những ngày mưa, bát bún bốc khói cũng làm người ăn thấy ấm lòng.

Không nổi tiếng như những món ăn của am thuc Bắc khác giữa Sài Gòn. Bún cá rô đồng bình dị như chính tên gọi nhưng ai đã một lần thưởng thức sẽ không thể quên được hương vị thơm ngon, dịu nhẹ mà nó mang lại.
Thơm ngon bún cá rô đồng
Nguyên liệu chính làm nên hương vị cho món ăn là những con cá rô đồng bình dị nơi sông nước miền quê. Món ăn dân dã, chế biến cũng không cầu kì, kiểu cách. Những con cá rô đồng sau khi bắt về được đánh vẩy, làm sạch ruột, rửa sạch. Dùng dao lóc xương, tách lấy phần thịt. Sau đó cho phần thịt cá vào chảo dầu chiên vàng.

Bún cá rô muốn ngon không thể thiếu nước dùng, đây là thành phần quan trọng, đem lại vị ngọt thanh cho người ăn. Người nấu cho phần xương và đầu cá vào ninh nước dùng, có thể cho thêm một ít xương heo vào ninh chung để nước dùng có vị ngọt hơn. Bên cạnh đó, người bán thường nướng một củ gừng hơi cháy vỏ, đập dập, thả vào nồi ninh cùng. Hương thơm của gừng tỏa ra làm nước dùng không tanh, mùi quyến rũ và làm ấm lòng người thưởng thức.
Thơm ngon bún cá rô đồng
Trong bát bún cá rô đồng, ngoài cá rô và nước dùng, dọc mùng (bạc hà) là thành phần ngon miệng, tăng thêm hương vị cho món ăn. Dọc mùng tước vỏ, thái lát mỏng, ngâm 2 lần với nước muối, bóp và vắt ráo với nước sạch.

Khi có khách ăn, người bán chần sơ bún qua nước sôi rồi cho vào bát, thêm vào một vài lát cá, ít dọc mùng, chan nước lèo ngập tô, bên trên là một ít hành lá và thì là thái nhỏ. Vào mùa cá đẻ trứng, bát bún còn được điểm thêm lớp trứng cá vàng ươm rất hấp dẫn.
Thơm ngon bún cá rô đồng
Bát bún nóng hổi, thơm ngon những lát cá được chiên vàng ươm lẫn trong màu xanh của hành lá, hương thơm của thì là nhẹ nhàng, quyến rũ người ăn. Ăn kèm bún cá rô đồng là đĩa rau cải con được chần sơ qua nước sôi, cái vị cay cay của cải non làm tăng thêm hương vị cho món ăn, không gây cảm giác ngấy khi thưởng thức.

Theo Vnexpress
 Tôi vẫn nhớ cái không khí cả gia đình quây quần, cùng xì xụp món bún của nội, hít hà khen ngon, tôi thì cứ mong rằng ngày nào cũng là tết để được ăn món bún ngon tuyệt này.

Sinh ra từ miền quê Kinh Bắc, nhưng chẳng biết vì cái duyên đưa đẩy thế nào nên nội theo chồng về miền quê đầy nắng gió. Sự khắc nghiệt của cát trắng gió lào, lam lũ của đồng quê cũng không thể làm mất đi sự thanh lịch, nhẹ nhàng, khéo léo của người con gái xứ Kinh kỳ. Những điều đó không chỉ thể hiện trong giao tiếp, lối sống của nội mà còn được thể hiện ngay cả trong những món ăn nội nấu. Từ những món ăn ngon dân dã, truyền thống như chè hoa cau, xôi vò cho đến những món cầu kỳ, tỉ mỉ như phở, bún thang… nội đều “hâm nóng” bầu không khí gia đình bằng những món ăn mang đậm chất Am thuc Bắc.

Theo phong tục người Hà Nội thì bát bún thang sẽ được đặt trong mâm cỗ cúng vào ngày tiễn ông vải để thể hiện lòng thành của con cháu với ông bà tổ tiên, thường vào trưa mùng 4 tết. Tuy món ăn này không phải là món truyền thống của người miền Trung nhưng tết nào gia đình tôi cũng được thưởng thức.
Bún thang - nét tinh tế của ẩm thực Hà Thành
Để làm được món bún thang quả là cầu kỳ và công phu. Phần nguyên liệu muốn đủ cũng phải có vài chục thứ như thịt ức gà xé chỉ, thịt lợn mông băm xào săn với gia vị và nước mắm, hành khô, củ cải, gừng, ớt, rau răm, trứng tráng thái chỉ, ruốc tôm... Nước dùng cho món bún thang thường được nấu từ xương gà và tôm he khô, hoặc xương bánh chè của con lợn. Nấu bằng hai loại xương này nước sẽ trong và ngọt. Nhân thang được làm từ củ đậu và thịt gà.

Muốn có nồi nước dùng như ý, nội và mẹ thường thức dậy khi mới canh ba để nấu, như thế mới kịp cho bữa cỗ hóa vàng. Mẹ thường phụ giúp nội việc canh lửa và hớt bọt cho nồi nước trong và giữ nguyên vị ngọt. Bát bún thang của nội thường là sự tổng hòa của cả sắc lẫn vị. Sau khi đặt một bát lên mâm cỗ cúng, nội và mẹ lại chuẩn bị ra bát cho từng người. Cả gia đình tôi thường no mắt trước khi thưởng bát bún nóng bốc khói.
Bún thang - nét tinh tế của ẩm thực Hà Thành
Mỗi bát bún thường có sự “góp mặt” của thịt gà và củ đậu phía dưới làm thang, rồi trứng gà tráng thật mỏng, thái nhỏ; giò lụa trắng mềm thoáng chút màu hồng cũng thái chỉ như thế. Thịt gà nạc, miếng lườn trắng nõn, miếng da vàng ươm, không thái mà được nội và mẹ xé nhỏ, nó là một hỗn hợp màu sắc. Ruốc tôm tơi như bông, gọi là ruốc bông, không dùng ruốc thịt lợn vì sẽ bị dai. Thêm ít củ cải khô đã ngâm tẩm kỹ có vị chua, cay, giòn dậy lên hương vị đồng quê…

Nội cũng không quên nhắc mẹ tôi bỏ vào vài cái nấm hương cho dậy mùi. Mỗi loại được đặt vào một góc trên mặt bát, thứ nào ra thứ ấy. Phía trên cùng là vật trang trí cho thêm màu non nước xanh rờn: Ít cọng rau mùi, hành hoa thái nhỏ và đầu vị là rau răm thái lẫn với hành lá. Nội thường thêm chút mắm tôm vào bát của mọi người trừ bát của mẹ tôi, trước khi chan nước dùng nóng bỏng cho nổi vị. Đúng là mắm tôm ngon, thiếu nó, bát bún thang mất đi chút duyên thầm, nhưng mẹ tôi thường không chịu được mùi gắt của nó nên đành chịu.

Đến đây, bát bún thang gần như đã trọn vẹn để sinh thành, để làm tê cái lưỡi, mà trước hết là con mắt, là chiếc mũi hít hà bao nhiêu là màu sắc và hương vị. Tuy nhiên, nét đặc biệt làm nên hương thơm khó quên trong bán bún thang của nội đó là hương cà cuống. Nội thường cất tinh dầu cà cuống trong chiếc lọ thủy tinh bé tí, khi cần sử dụng nội đem ra, nhúng đầu chiếc tăm vào rồi khỏa khỏa chiếc tăm vào từng bát bún thang một. Chỉ một chút thôi nhưng hương thơm ấy cứ ngây ngất lan tỏa mãi trong lòng người.
Bún thang - nét tinh tế của ẩm thực Hà Thành
Giờ đây nội đã đi xa, nhưng hương thơm của món bún thang nội nấu ngày nào vẫn còn đọng lại trong ký ức của tôi. Giữa đất trời Hà Nội, bỗng dưng thèm một bát bún thang đến lạ...

Theo Afamily

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2012

Món bún hến trộn này sẽ mang lại hương vị ngon lại cho bữa sáng nhà bạn.
Ăn sáng ngon với bún hến trộn
Nguyên liệu:

- 200g thịt hến

- Một chén nước luộc hến

- Một quả khế

- Một khúc bạc hà nhỏ; rau má, giá đỗ trần, rau thơm, xà lách: mỗi thứ một nhúm nhỏ

- Một ít mè rang giã nhuyễn, một muỗng cà phê sa tế, hai muỗng cà phê mắm ruốc.

- Gia vị: Một chén nhỏ nước mắm miền Trung nấu cô đặc với đường, hạt nêm, bột ngọt vừa đủ.

Cách làm:

Bắc chảo lên bếp, cho dầu vào đun nóng. Cho hến vào xào, nêm hạt nêm, bột ngọt vừa ăn.
Khế, bạc hà, rau răm, rau thơm, xà lách xắt nhỏ rồi sắp ra đĩa (để riêng các loại). Khi ăn, cho bún tươi, hến vào bát, cho các loại rau vào để trộn.

Các gia vị như nước mắm, sa tế, mắm ruốc, mè rang tùy khẩu vị để nếm nếm cho vừa ăn.

Chúc các bạn và gia đình ngon miệng với món bún hến nhé!

Theo Lê Anh (Phụ Nữ Online)

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012

Cung cấp năng lượng ngày mới cho cả nhà bằng món phở gà thơm ngon này nhé.
Phở gà cho bữa sáng nào!
Nguyên liệu:

- Thịt gà: 1 con
- Bánh phở: 1kg
- Xương đuôi heo: 500gr
- Hành khô: 2 củ
- Gừng: 1 củ
- Hành lá, rau mùi, lá chanh, chanh, ớt, tương ớt, bột canh, hạt nêm, mắm, đường phèn, dấm
Thực hiện:

Bước 1: Gà làm sạch, đem rửa lại với nước pha dấm, gừng. Cho vào nồi luộc cùng hai củ hành khô và một củ gừng nướng đập dập (kẹp hành và gừng vào vỉ nướng rồi nướng trên bếp ga cho phần vỏ ngoài của hành và gừng cháy đen hết. Bóc bỏ phần cháy đen, rửa lại với nước cho sạch rồi để lên thớt dùng búa đập thịt đập dập).
Bước 2: Xương đuôi heo rửa sạch với nước rồi cho vào nồi luộc qua. Sau đó đổ nước luộc, rửa lại xương với nước vài lần cho sạch hẳn.
Bước 3: Hành hoa nhặt bỏ lá già và rễ, rửa sạch rồi thái nhỏ phần lá xanh, phần gốc trắng chẻ nhỏ. Rau mùi nhặt bỏ lá úa, rửa sạch, nhặt lấy phần ngọn non để riêng, phần thân già và rễ để riêng.
Bước 4: Gà luộc chín, vớt ra để nguội bớt rồi lọc lấy thịt, dùng dao thái thành từng miếng nhỏ (hoặc dùng tay xé nhỏ). Ướp gà cùng một vài giọt nước cốt chanh, lá chanh thái chỉ, tí xíu bột canh.
Bước 5: Khi vớt gà luộc ra thì thả phần xương heo và phần rễ với thân già của cây rau mùi vào ninh cùng nước luộc gà.

Sau khi lọc lấy thịt gà thì cho tiếp phần xương gà vào ninh cùng xương heo (chịu khó hớt bọt liên tục cho nước dùng được trong).
Ninh đến khi phần xương heo và gà chín rục thì cho vào một chút xíu đường phèn, quấy cho tan đường. Gia giảm thêm một chút nước mắm, bột canh, hạt nêm cho vừa miệng rồi tắt bếp.

Bước 6: Cho bánh phở đã được chần qua vào bát tô, xếp thịt gà lên trên phở, rắc thêm hành lá và rau mùi thái nhỏ vào, chan thêm nước dùng và thưởng thức (có thể ăn thêm với chanh và tương ớt tùy theo khẩu vị của bạn).
Chúc các bạn ngon miệng với phở gà bữa sáng nhé!

Thùy Nguyễn(Eva)
Bát bún nóng hổi với vị ngọt từ nước dùng của nghêu, từng sợi bún nuột mềm, những lát cà chua màu đỏ au, điểm thêm mùi thơm của thì là và dọc mùng giòn, ắt hẳn bạn sẽ bị chinh phục bởi món bún này.
Bún nghêu dọc mùng
Nguyên liệu:

- 1 kg nghêu
- 3 - 4 quả cà chua
- Dọc mùng
- Ít me chua hoặc giấm bỗng
- Thì là
- Muối, gừng, hạt nêm
- Bún, rau ăn kèm xà lách xoăn, rau thơm, rau răm và hành lá
- Hành khô.

Cách làm:
Bước 1:

- Nghêu rửa sạch vỏ bên ngoài, ngâm nghêu vào âu nước lạnh, ngâm khoảng 30 phút. Sau đó rửa lại cho thật sạch.

- Tiếp theo cho nghêu, gừng vào nồi, đổ nước lạnh ngập mặt nghêu đun sôi đến khi nghêu mở hé miệng, tắt bếp.
Bước 2:

- Để nguội tách lấy thịt nghêu, bỏ vỏ, lọc lại nước luộc nghêu cho sạch cát.
Bước 3:

- Dọc mùng rửa sạch, tước bỏ vỏ xơ bên ngoài, thái lát xéo.
Bước 4:

- Rau răm, rau thơm, xà lách xoăn, thì là, hành lá rửa sạch.
Bước 5:

- Me khô múc ra bát, thêm vào một ít nước sôi, chần cho me tan, lọc lấy nước cốt me bỏ hột.
Bước 6:

- Cà chua rửa sạch, bổ múi cau.

- Hành khô tước bỏ vỏ khô, thái nhỏ, một phần hành phi thơm, một phần hành dùng để xào.
Bước 7:

- Đun nóng ba thìa nhỏ dầu điều, phi hành khô thơm, cho nghêu vào xào nhanh tay lửa lớn, thêm vào một thìa nhỏ muối, đảo đều, tắt bếp.
Bước 8:

- Dùng lại chảo đó, cho cà chua vào đảo đều khoảng 3 phút, thêm nước luộc nghêu vào nồi, nước cốt me vào đun sôi, nêm gia vị vừa ăn.
Bước 9:

- Dọc mùng chần sơ qua nước sôi, vớt dọc mùng ra âu có để vài viên đá lạnh.
Bước 10:

- Đổ nước luộc nghêu vào nồi cà chua xào, đổ nghêu vào, nêm gia vị vừa ăn.

- Khi dùng, xếp bún vào tô, thêm một ít thịt nghêu, chan nước dùng và vài lát cà chua lên bề mặt bún, thêm ít dọc mùng, hành khô phi thơm, thêm hành lá, thì là đã thái nhỏ lên bề mặt, dùng kèm với các loại rau thơm.

Theo Ngoi sao