Xoong nồi cũng cần phải biết cách sử dụng để đảm bảo an toàn sức khỏe cũng như độ bền của chúng.
Nồi nhôm
Không nên để các đồ ăn mặn trong nồi nhôm vì nhôm có thể bị muối ăn mòn và gây hại cho sức khỏe. Khi cọ rửa, cần sử dụng nhẹ tay vì nồi nhôm dễ bị móp và không nên dùng nước rửa chứa nhiều xút vì có thể làm thủng nồi.
Nồi inox
Nên đun nhỏ lửa khi nấu thức ăn, lửa lớn thức ăn có thể để lại vết ố trên nồi. Không dùng dụng cụ bằng sắt để cọ rửa nồi inox vì sẽ làm xước, mất vẻ bóng loáng. Nên sử dụng đũa hoặc muỗng gỗ khi xào nấu thức ăn.
Nồi đất
Đồ đất giữ sức nóng của món ăn rất tốt. Vì vậy, khi đun nấu nên để lửa nhỏ hoặc lửa vừa để hơi nóng được giữ lại và không làm nồi bị đen.
Nồi tráng men
Nên đun nấu với lửa nhỏ, giữ gìn cẩn thận vì lớp men rất dễ bong. Không nên gõ muỗng vào thành nồi vì có thể làm chất men bị rạn nứt. Dùng đồ gỗ khi nấu ăn bằng nồi tráng men và không nấu ăn bằng nồi đã bị bong và có thể gây nhiễm độc.
Nồi thủy tinh
Nồi, âu thủy tinh là đồ chuyên dùng để nấu các món ăn sử dụng lò vi sóng, bếp điện từ, bếp ga âm. Khi gặp nhiệt trực tiếp, nồi thủy tinh sẽ dễ rạn, nứt. Dùng khăn khô mềm khi lau rửa để giữ độ sáng bóng của nồi.
Nồi áp suất
Trước khi sử dụng, cần đọc kỹ hướng dẫn. Kiểm tra nắp cả trong - ngoài, van, đèn báo... đảm bảo sạch sẽ. Nếu miếng đệm cao su lót ở miệng nồi hóa cứng, không co giãn tốt cần thay để nồi khít nắp. Không để thực phẩm, nước đầy quá 2/3 dung tích nồi. Thực phẩm nổi nhiều bọt (các loại đậu, gạo, hoặc những thứ có nhiều nước) chỉ nên chứa 1/2 dung tích.
- Khi áp suất đạt đủ, hệ thống chỉnh nhiệt tự chuyển sang chế độ trung bình hoặc thấp (với nồi đun điện). Nồi đun gas người dùng phải kiểm tra, điều chỉnh chế độ nấu sang mức trung bình để duy trì áp suất ổn định.
- Muốn cho thêm nguyên liệu vào, hãy giảm áp nhanh bằng cách dùng muỗng nhấn vào van giảm áp (nồi nào cũng có). Nhưng không dùng với thức ăn nhiều nước, nổi bọt vì sẽ gây bít van. Cũng không dùng với thịt vì sẽ làm thịt cứng lại.
- Áp suất đạt cao nên hạ nhiệt để thức ăn không bị chín quá.
- Các món thịt, thức ăn nhiều bọt, lỏng nên để nồi nguội tự nhiên.
- Các loại rau củ nên giảm áp bằng nước lạnh để không bị mềm nhũn, (chú ý không để nước chảy vào lỗ thông hơi hoặc phần van nồi).
- Khi mở nắp nồi áp suất, nên nghiêng sang một bên để hơi nóng không bốc vào mặt.
Theo T.T (Phụ Nữ Online)
Nồi nhôm
Không nên để các đồ ăn mặn trong nồi nhôm vì nhôm có thể bị muối ăn mòn và gây hại cho sức khỏe. Khi cọ rửa, cần sử dụng nhẹ tay vì nồi nhôm dễ bị móp và không nên dùng nước rửa chứa nhiều xút vì có thể làm thủng nồi.
Nồi inox
Nên đun nhỏ lửa khi nấu thức ăn, lửa lớn thức ăn có thể để lại vết ố trên nồi. Không dùng dụng cụ bằng sắt để cọ rửa nồi inox vì sẽ làm xước, mất vẻ bóng loáng. Nên sử dụng đũa hoặc muỗng gỗ khi xào nấu thức ăn.
Nồi đất
Đồ đất giữ sức nóng của món ăn rất tốt. Vì vậy, khi đun nấu nên để lửa nhỏ hoặc lửa vừa để hơi nóng được giữ lại và không làm nồi bị đen.
Nồi tráng men
Nên đun nấu với lửa nhỏ, giữ gìn cẩn thận vì lớp men rất dễ bong. Không nên gõ muỗng vào thành nồi vì có thể làm chất men bị rạn nứt. Dùng đồ gỗ khi nấu ăn bằng nồi tráng men và không nấu ăn bằng nồi đã bị bong và có thể gây nhiễm độc.
Nồi thủy tinh
Nồi, âu thủy tinh là đồ chuyên dùng để nấu các món ăn sử dụng lò vi sóng, bếp điện từ, bếp ga âm. Khi gặp nhiệt trực tiếp, nồi thủy tinh sẽ dễ rạn, nứt. Dùng khăn khô mềm khi lau rửa để giữ độ sáng bóng của nồi.
Nồi áp suất
Trước khi sử dụng, cần đọc kỹ hướng dẫn. Kiểm tra nắp cả trong - ngoài, van, đèn báo... đảm bảo sạch sẽ. Nếu miếng đệm cao su lót ở miệng nồi hóa cứng, không co giãn tốt cần thay để nồi khít nắp. Không để thực phẩm, nước đầy quá 2/3 dung tích nồi. Thực phẩm nổi nhiều bọt (các loại đậu, gạo, hoặc những thứ có nhiều nước) chỉ nên chứa 1/2 dung tích.
- Khi áp suất đạt đủ, hệ thống chỉnh nhiệt tự chuyển sang chế độ trung bình hoặc thấp (với nồi đun điện). Nồi đun gas người dùng phải kiểm tra, điều chỉnh chế độ nấu sang mức trung bình để duy trì áp suất ổn định.
- Muốn cho thêm nguyên liệu vào, hãy giảm áp nhanh bằng cách dùng muỗng nhấn vào van giảm áp (nồi nào cũng có). Nhưng không dùng với thức ăn nhiều nước, nổi bọt vì sẽ gây bít van. Cũng không dùng với thịt vì sẽ làm thịt cứng lại.
- Áp suất đạt cao nên hạ nhiệt để thức ăn không bị chín quá.
- Các món thịt, thức ăn nhiều bọt, lỏng nên để nồi nguội tự nhiên.
- Các loại rau củ nên giảm áp bằng nước lạnh để không bị mềm nhũn, (chú ý không để nước chảy vào lỗ thông hơi hoặc phần van nồi).
- Khi mở nắp nồi áp suất, nên nghiêng sang một bên để hơi nóng không bốc vào mặt.
Theo T.T (Phụ Nữ Online)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét