Hiện tại, nhiều chị em vẫn cho rằng, rau chỉ cần rửa từ 2 - 3 nước là sạch rồi. Khi nấu lên các vi khuẩn và kí sinh trùng sẽ chết hết. Tuy nhiên, thực tế, để rau thực sự sạch thì cách rửa rau phải cầu kì hơn thế rất nhiều. Chị em có thể tham khảo thông tin về cách rửa rau an toàn dưới đây nhé:
Nước rửa, ngâm
Phải đảm bảo là nước thật sạch. Hiện nay có nhiều địa phương vẫn còn rửa rau trong nước ao, hồ, sông, ngòi… vì thế không đảm bảo vệ sinh và an toàn sức khỏe.
Rau, củ, quả
Rau ăn lá
- Với rau lá to: Đó là những loại rau như cải, xà lách... thì phải bẻ ra từng nhánh, từng lá, để dưới vòi nước chảy mạnh một hồi lâu cho sạch hết ký sinh trùng nếu có. Lật tiếp qua bề kia rửa tương tự như vậy.
- Các cành rau nhỏ như rau muống, xà lách xoong, rau đắng... phải rửa làm nhiều lần, sau đó rửa từng mớ nhỏ bằng nắm tay dưới vòi nước.
Sau khi rửa rau dưới vòi nước xong có thể đem rửa lại rau trong chậu 1 – 2 nước nữa.
Để loại bỏ các khuẩn tả thì sau khi rửa, có thể ngâm rau qua nước. Một chậu nước khoảng 10 lít chỉ cho lưng thìa cà phê (một thìa nhỏ) muối ngâm trong vòng 5 phút.
Chị em lưu ý, không nên ngâm rau trong nước quá lâu vì sẽ làm mất một lượng lớn vitamin và khoáng chất (căn cứ vào nguyên lý thẩm thấu, nếu ngâm lâu rau trong nước sẽ khiến nước bên ngoài xâm nhập vào rau để đạt trạng thái dung dịch cân bằng. Đến khi vách tế bào bị phá vỡ do lượng nước thẩm thấu quá nhiều thì dung dịch trong tế bào chất sẽ hoà tan với môi trường nước bên ngoài. Vì vậy, các chất dinhdưỡng trong rau cũng bị hoà tan).
Rau ăn quả
Các loại rau ăn quả như cà chua, dưa chuột... Khi mua về không nên ăn liền mà rửa sạch từng quả rồi bọc nilon cho vào tủ lạnh, ăn sau 2 ngày. Với cách này, rau quả vẫn đảm bảo độ tươi ngon, vừa có thời gian để thuốc (có thể là thuốc trừ sâu) phân hủy.
Còn nếu các loại rau quả cần ăn ngay thì nên rửa sạch dưới dòng nước rồi ngâm nước muối. Tuy nhiên, tránh ngâm nước muối rồi cho vào tủ lạnh để cách ngày vì quả dễ bị hỏng.
Rau ăn củ
Khi chế biến rau củ như khoai tây, cà rốt, su hào... nên rửa sạch vỏ sau đó gọt và rửa lại lần nữa. Cách này hạn chế các chất bẩn dính ngoài vỏ củ vào phần thịt củ đã gọt.
Rau ăn hoa
Có nhiều loại rau ăn hoa như: Hoa bí, nụ mướp, hoa thiên lý, hoa so đũa, hoa điên điển... Hoa thường ở trên cao và rất kỵ với các loại thuốc bảo vệ thực vật hay phân phun trực tiếp vào, khó dính bẩn hơn. Khi phun, người trồng phải dùng lá đậy mặt hoa nên chế biến chỉ cần rửa hoa sạch dưới vòi nước là đảm bảo an toàn.
(Tổng hợp)
Nước rửa, ngâm
Phải đảm bảo là nước thật sạch. Hiện nay có nhiều địa phương vẫn còn rửa rau trong nước ao, hồ, sông, ngòi… vì thế không đảm bảo vệ sinh và an toàn sức khỏe.
Rau, củ, quả
Rau ăn lá
- Với rau lá to: Đó là những loại rau như cải, xà lách... thì phải bẻ ra từng nhánh, từng lá, để dưới vòi nước chảy mạnh một hồi lâu cho sạch hết ký sinh trùng nếu có. Lật tiếp qua bề kia rửa tương tự như vậy.
- Các cành rau nhỏ như rau muống, xà lách xoong, rau đắng... phải rửa làm nhiều lần, sau đó rửa từng mớ nhỏ bằng nắm tay dưới vòi nước.
Sau khi rửa rau dưới vòi nước xong có thể đem rửa lại rau trong chậu 1 – 2 nước nữa.
Để loại bỏ các khuẩn tả thì sau khi rửa, có thể ngâm rau qua nước. Một chậu nước khoảng 10 lít chỉ cho lưng thìa cà phê (một thìa nhỏ) muối ngâm trong vòng 5 phút.
Chị em lưu ý, không nên ngâm rau trong nước quá lâu vì sẽ làm mất một lượng lớn vitamin và khoáng chất (căn cứ vào nguyên lý thẩm thấu, nếu ngâm lâu rau trong nước sẽ khiến nước bên ngoài xâm nhập vào rau để đạt trạng thái dung dịch cân bằng. Đến khi vách tế bào bị phá vỡ do lượng nước thẩm thấu quá nhiều thì dung dịch trong tế bào chất sẽ hoà tan với môi trường nước bên ngoài. Vì vậy, các chất dinhdưỡng trong rau cũng bị hoà tan).
Rau ăn quả
Các loại rau ăn quả như cà chua, dưa chuột... Khi mua về không nên ăn liền mà rửa sạch từng quả rồi bọc nilon cho vào tủ lạnh, ăn sau 2 ngày. Với cách này, rau quả vẫn đảm bảo độ tươi ngon, vừa có thời gian để thuốc (có thể là thuốc trừ sâu) phân hủy.
Còn nếu các loại rau quả cần ăn ngay thì nên rửa sạch dưới dòng nước rồi ngâm nước muối. Tuy nhiên, tránh ngâm nước muối rồi cho vào tủ lạnh để cách ngày vì quả dễ bị hỏng.
Rau ăn củ
Khi chế biến rau củ như khoai tây, cà rốt, su hào... nên rửa sạch vỏ sau đó gọt và rửa lại lần nữa. Cách này hạn chế các chất bẩn dính ngoài vỏ củ vào phần thịt củ đã gọt.
Rau ăn hoa
Có nhiều loại rau ăn hoa như: Hoa bí, nụ mướp, hoa thiên lý, hoa so đũa, hoa điên điển... Hoa thường ở trên cao và rất kỵ với các loại thuốc bảo vệ thực vật hay phân phun trực tiếp vào, khó dính bẩn hơn. Khi phun, người trồng phải dùng lá đậy mặt hoa nên chế biến chỉ cần rửa hoa sạch dưới vòi nước là đảm bảo an toàn.
(Tổng hợp)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét