Có nhiều món ăn đất Bắc khiến thực khách Sài Gòn cũng phải mê mẩn.
Sự hiện diện dày đặc của các quán bún chả, chả cá Hà Nội, bún cá rô đồng, miến lươn… trên khắp đường lớn, ngõ nhỏ của Sài Gòn đủ cho thấy sức hút của các món ăn này ở phương Nam.
Phở
Phở là một trong những món Bắc quen thuộc với thực khách mọi độ tuổi ở Sài Gòn. Có điều, người miền Bắc khi thưởng thức phở ở thành phố này đều không thể tìm thấy điểm tương đồng trong hương và vị của món ăn này với nơi xuất xứ. Lý do rất dễ hiểu là phở trong Sài Gòn đã được biến tấu khá nhiều để phù hợp với khẩu vị và nhu cầu của thực khách tại đây.
Bún chả
Một phần bún chả khá phong phú với sự có mặt của tinh bột (bún), đạm (2 loại thịt nướng), chất xơ (rau xanh), nước chấm (nước mắm lạt) và trái cây ăn kèm (đu đủ xanh ngâm chua ngọt).
Cách thưởng thức món ăn ngon nhất là theo người Hà Nội là cho từng ít một bún, rau, thịt vào tô nước mắm có đu đủ chua ngọt ăn dần – khá giống với cách ăn bún thịt nướng của miền Nam. Sau khi du nhập vào Sài Gòn, món ăn này được cải biên với việc nhón từng ít một các nguyên liệu cho vào chén nhỏ thưởng thức. Rất khó để đánh giá phương án nào ngon hơn, chỉ biết rằng, bún chả khá thanh nên dễ ăn và hợp vị với mọi thời điểm trong ngày.
Bạn có thể thưởng thức bún chả trên các tuyến đường như Trương Định, Phạm Ngọc Thạch, Tô Hiến Thành, Lý Tự Trọng, Phạm Văn Hai (quận Tân Bình), khu sân bay đường Hồng Hà (quận Tân Bình), quán lề đường Nguyễn Văn Thủ (quận 1)...
Bún cá rô đồng
Được nấu hoàn toàn bằng cá rô đồng song do được xử lý khá kỹ nên món bún này không có vị tanh hay cảm giác “ghê ghê” như mọi người thường nghĩ mà thơm ngọt, và khá thanh. Không những vậy, khi thưởng thức món bún này, thực khách còn cảm nhận được vị thanh mát của nước dùng, cái ngon của ba cách chế biến thịt cá rô, vị thơm của nghệ, cái béo ngậy của trứng cá.
Chả cá Hà Nội
Một phần chả cá Hà Nội ngoài những lát cá lăng nướng thơm ngon, nóng hổi còn là sự phối hợp khá cầu kỳ của hàng loạt nguyên phụ liệu như rau thơm, bánh đa, đậu phộng rang giòn, gốc hành hoa ngâm chua ngọt, bún, mắm tôm… Cách thưởng thức món ăn này tưởng như đơn giản nhưng hài hòa và tinh tế không kém với yêu cầu phải có sự hiện diện tất cả các nguyên liệu trong cùng một đũa để cùng bật lên vị thơm, giòn, chua, cay, mặn... cùng một lúc.
Miến lươn
Miến lươn hấp dẫn thực khách với những miến lươn vàng óng, dù ngậm bao nhiêu nước vẫn giòn tan khó cưỡng của loại lươn nhỏ bằng chiếc đũa đặc sản Nghệ An và nước dùng thanh ngọt, thoảng hương thơm đặc trưng của lươn. Bên cạnh đó, vị ngon của những cọng miếng dai mềm được tẩm ướp hương thơm, vị béo của mỡ ôm ấp những miếng thịt lươn giòn tan khiến thực khách “hết một tô vẫn thòm thèm”.
Nem cua bể
Ngoài hình dáng khá lạ của những khối nem vuông vức, nem cua bể quyến rũ thực khách với cái giòn tan của món chiên cùng vị béo đậm thơm lừng của cua bể, vị thanh của những cọng giá kết đôi cùng rau xanh thanh mát, nước mắm chua ngọt.
Bánh cuốn
Đĩa bánh cuốn trắng phau, nóng hổi ẩn hiện phần nhân thơm mềm điểm xuyết ít rau thơm, giá trụng, cùng các loại chả, nem, bánh tôm bên trên và chén mắm chua ngọt là thực đơn hoàn hảo cho một buổi sáng tuyệt vời hay những buổi chiều mưa như hiện nay.
Một đĩa bánh cuốn ngon phải hội tụ đủ các yếu tố vỏ bánh mỏng tang, nhìn thấy rõ phần nhân bên trong nhưng phải dai mềm, không vỡ, không nát khi dùng đũa gắp. Phần nhân bên trong phải đạt được chính xác tỷ lệ vàng giữa nấm mèo, thịt nạc bằm nhuyễn, hành phi... Yếu tố cuối cùng là nước mắm không đặc, không loãng với độ mặn, chua, cay, vừa phải.
Bánh đa cua
Có hai loại là bánh đa cua đồng và bánh đa cua bể, mỗi loại có cách chế biến khác nhau, tạo hình khác nhau, vị ngon, hương thơm cũng khác nhau nhưng đều quyến rũ thực khách với những miếng bánh đa cua thanh mảnh, dai mềm, nước dùng ngọt thanh, phần thịt cua đậm đà, rau nhút tươi giòn.
Bún mọc
Yếu tố đầu tiên của một tô bún mọc ngon là nước dùng phải thanh, ngọt, thoảng hương của mọc, tiếp đến là những miếng mọc đầy đặn, thơm mềm, dai chắc. Bên cạnh đó, gia vị không thể thiếu của món bún này là mắm tôm loại ngon với hương thơm và màu sắc đặc trưng.
Bún riêu
Ẩm thực cả ba miền đều có sự hiện diện của món bún này, sự khác nhau chính là gia vị tạo nên hương thơm, vị chua của món ăn, với bún riêu cua miền Bắc, là dấm bỗng. Giấm bỗng có hương thơm, vị chua khác các loại giấm khác hay me, nên khi gia giảm trong nồi bún cũng cho hương và vị khác hẳn.
Theo Huỳnh Hằng (Infonet)
Sự hiện diện dày đặc của các quán bún chả, chả cá Hà Nội, bún cá rô đồng, miến lươn… trên khắp đường lớn, ngõ nhỏ của Sài Gòn đủ cho thấy sức hút của các món ăn này ở phương Nam.
Phở
Phở là một trong những món Bắc quen thuộc với thực khách mọi độ tuổi ở Sài Gòn. Có điều, người miền Bắc khi thưởng thức phở ở thành phố này đều không thể tìm thấy điểm tương đồng trong hương và vị của món ăn này với nơi xuất xứ. Lý do rất dễ hiểu là phở trong Sài Gòn đã được biến tấu khá nhiều để phù hợp với khẩu vị và nhu cầu của thực khách tại đây.
Bún chả
Một phần bún chả khá phong phú với sự có mặt của tinh bột (bún), đạm (2 loại thịt nướng), chất xơ (rau xanh), nước chấm (nước mắm lạt) và trái cây ăn kèm (đu đủ xanh ngâm chua ngọt).
Cách thưởng thức món ăn ngon nhất là theo người Hà Nội là cho từng ít một bún, rau, thịt vào tô nước mắm có đu đủ chua ngọt ăn dần – khá giống với cách ăn bún thịt nướng của miền Nam. Sau khi du nhập vào Sài Gòn, món ăn này được cải biên với việc nhón từng ít một các nguyên liệu cho vào chén nhỏ thưởng thức. Rất khó để đánh giá phương án nào ngon hơn, chỉ biết rằng, bún chả khá thanh nên dễ ăn và hợp vị với mọi thời điểm trong ngày.
Bạn có thể thưởng thức bún chả trên các tuyến đường như Trương Định, Phạm Ngọc Thạch, Tô Hiến Thành, Lý Tự Trọng, Phạm Văn Hai (quận Tân Bình), khu sân bay đường Hồng Hà (quận Tân Bình), quán lề đường Nguyễn Văn Thủ (quận 1)...
Bún cá rô đồng
Được nấu hoàn toàn bằng cá rô đồng song do được xử lý khá kỹ nên món bún này không có vị tanh hay cảm giác “ghê ghê” như mọi người thường nghĩ mà thơm ngọt, và khá thanh. Không những vậy, khi thưởng thức món bún này, thực khách còn cảm nhận được vị thanh mát của nước dùng, cái ngon của ba cách chế biến thịt cá rô, vị thơm của nghệ, cái béo ngậy của trứng cá.
Chả cá Hà Nội
Một phần chả cá Hà Nội ngoài những lát cá lăng nướng thơm ngon, nóng hổi còn là sự phối hợp khá cầu kỳ của hàng loạt nguyên phụ liệu như rau thơm, bánh đa, đậu phộng rang giòn, gốc hành hoa ngâm chua ngọt, bún, mắm tôm… Cách thưởng thức món ăn này tưởng như đơn giản nhưng hài hòa và tinh tế không kém với yêu cầu phải có sự hiện diện tất cả các nguyên liệu trong cùng một đũa để cùng bật lên vị thơm, giòn, chua, cay, mặn... cùng một lúc.
Miến lươn
Miến lươn hấp dẫn thực khách với những miến lươn vàng óng, dù ngậm bao nhiêu nước vẫn giòn tan khó cưỡng của loại lươn nhỏ bằng chiếc đũa đặc sản Nghệ An và nước dùng thanh ngọt, thoảng hương thơm đặc trưng của lươn. Bên cạnh đó, vị ngon của những cọng miếng dai mềm được tẩm ướp hương thơm, vị béo của mỡ ôm ấp những miếng thịt lươn giòn tan khiến thực khách “hết một tô vẫn thòm thèm”.
Nem cua bể
Ngoài hình dáng khá lạ của những khối nem vuông vức, nem cua bể quyến rũ thực khách với cái giòn tan của món chiên cùng vị béo đậm thơm lừng của cua bể, vị thanh của những cọng giá kết đôi cùng rau xanh thanh mát, nước mắm chua ngọt.
Bánh cuốn
Đĩa bánh cuốn trắng phau, nóng hổi ẩn hiện phần nhân thơm mềm điểm xuyết ít rau thơm, giá trụng, cùng các loại chả, nem, bánh tôm bên trên và chén mắm chua ngọt là thực đơn hoàn hảo cho một buổi sáng tuyệt vời hay những buổi chiều mưa như hiện nay.
Một đĩa bánh cuốn ngon phải hội tụ đủ các yếu tố vỏ bánh mỏng tang, nhìn thấy rõ phần nhân bên trong nhưng phải dai mềm, không vỡ, không nát khi dùng đũa gắp. Phần nhân bên trong phải đạt được chính xác tỷ lệ vàng giữa nấm mèo, thịt nạc bằm nhuyễn, hành phi... Yếu tố cuối cùng là nước mắm không đặc, không loãng với độ mặn, chua, cay, vừa phải.
Bánh đa cua
Có hai loại là bánh đa cua đồng và bánh đa cua bể, mỗi loại có cách chế biến khác nhau, tạo hình khác nhau, vị ngon, hương thơm cũng khác nhau nhưng đều quyến rũ thực khách với những miếng bánh đa cua thanh mảnh, dai mềm, nước dùng ngọt thanh, phần thịt cua đậm đà, rau nhút tươi giòn.
Bún mọc
Yếu tố đầu tiên của một tô bún mọc ngon là nước dùng phải thanh, ngọt, thoảng hương của mọc, tiếp đến là những miếng mọc đầy đặn, thơm mềm, dai chắc. Bên cạnh đó, gia vị không thể thiếu của món bún này là mắm tôm loại ngon với hương thơm và màu sắc đặc trưng.
Bún riêu
Ẩm thực cả ba miền đều có sự hiện diện của món bún này, sự khác nhau chính là gia vị tạo nên hương thơm, vị chua của món ăn, với bún riêu cua miền Bắc, là dấm bỗng. Giấm bỗng có hương thơm, vị chua khác các loại giấm khác hay me, nên khi gia giảm trong nồi bún cũng cho hương và vị khác hẳn.
Theo Huỳnh Hằng (Infonet)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét