Thời xưa ở Hưng Yên, những cô gái may mắn lấy được chồng quyền quý, giàu sang thường làm món chè long nhãn hạt sen để lấy lòng nhà chồng ngay trong ngày về ra mắt.
Nhãn lồng Hưng Yên được coi là một sản vật quý tiến vua thời phong kiến. Ở đâu trên mảnh đất Việt Nam cũng có thể trồng nhãn. Nhưng cây nhãn cũng như người, phải thực sự bén duyên đất mới cho ra thứ quả ngọt nhất, hương thơm nhất, cùi dầy nhất. Nhãn lồng Hưng Yên là thế: thơm quý phái, cùi dầy, ăn giòn, ngọt hơn bất cứ các loại nhãn nào trồng ở những vùng đất khác.
Đất Hưng Yên nổi tiếng sầm uất, thanh lịch: thứ nhất kinh kỳ thứ nhì phố Hiến. Tương truyền: trước cổng chùa Hiến có cây nhãn năm nào cũng sai quả mã đẹp khác thường. Một hôm có vị quan đi tuần ngang qua, đúng mùa nhãn chín. Ngài ăn thử và thấy vị ngọt, hương thơm như thấm vào từng ngóc ngách trong người như một phép lạ tiêu tan mọi mệt mỏi.
Thấy đây là sản vật quý hiếm của một vùng, ngài bèn đem tiến Vua loại nhãn này. “Mỗi lần bỏ vào miệng thì ngập tận chân răng, lưỡi đã nảy ra vị thơm tựa như nước thánh trời cho”, Lê Quý Đôn đã không tiếc lời khen ngợi nhãn lồng Hưng Yên như vậy.
Theo tục lệ, khi cô gái Hưng Yên lấy chồng xa, mẹ thường chuẩn bị cho mười trái nhãn tươi, hoặc long nhãn để mang về phòng tân hôn. Đây là một tục lệ đẹp mà người Hưng Yên muốn nhắc nhở con gái về sự chuyên cần và khéo léo, đảm đang của người phụ nữ trong gia đình.
Chẳng thế mà phụ nữ Hưng Yên nấu chè long nhãn hạt sen ngon nổi tiếng. Chè hạt sen long nhãn có thể dùng cùi nhãn, hạt sen tươi hoặc khô để nấu. Điều này phụ vào từng mùa. Mùa nhãn chín và mùa sen tàn (giữa hè hoặc cuối mùa thu) sẽ được thưởng thức đồ tươi; các mùa khác thì phải dùng đồ khô.
Mà cũng lạ, không hiểu sao đất trời lại để hai thứ hoa quả quý phái, thơm tinh túy cùng chọn cuối mùa thu để vào độ chín, độ thơm. Nhãn lồng Hưng Yên và chỉ riêng nhãn lồng Hưng Yên được tôn là nhãn tiến vua; sen được tôn ở hàng tứ quý trong những loài hoa thanh quý.
Thật tinh tế khi ai đó chọn đúng nhãn lồng Hưng Yên, hạt sen, đường cát, nước mưa, hoa bưởi, hoa nhài để nấu thành chè.
Làm chè hạt sen cần sự khéo léo thực sự của người phụ nữ. Bắt đầu từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến cách tách long nhãn. Người làm cần tỉ mẩn, khéo léo dùng con dao nhọn như dao bổ cau ngày xưa tách long nhãn sao cho cùi nhãn không bị rách, nát. Như thế nó mới có thể ôm trọn lấy hạt sen, để hạt sen nằm e ấp trong cùi nhãn, quyện hương vào nhau.
Nước chè được nấu riêng với nước mưa thêm đường trắng. Người Hà Nội còn cầu kỳ thả chút hoa nhài, hoa bưởi nhẹ nhàng và thanh cảnh vào nồi nước chè. Khi thưởng thức, những quả long nhãn bọc hạt sen sẽ được sắp xếp ngay ngắn trong bát. Khi ăn mới rót nước chè vào. Qua lớp nước trong, ta nhìn rõ được hạt sen, cùi nhãn rất đẹp. Hà Nội, Huế, Sài Gòn cũng hay một số nơi cũng có chè long nhãn hạt sen. Mỗi nơi mỗi vị.
Nhưng chè long nhãn hạt sen từ nhãn lồng Hưng Yên vẫn là đúng kiểu đặc sản tiến vua. Ở Hưng Yên, nếu bạn ghé thăm chùa Hiến vào dịp mùa thu sẽ được thưởng thức món đặc sản này của những con người mảnh đất nơi đây.
Theo Eva
Nhãn lồng Hưng Yên được coi là một sản vật quý tiến vua thời phong kiến. Ở đâu trên mảnh đất Việt Nam cũng có thể trồng nhãn. Nhưng cây nhãn cũng như người, phải thực sự bén duyên đất mới cho ra thứ quả ngọt nhất, hương thơm nhất, cùi dầy nhất. Nhãn lồng Hưng Yên là thế: thơm quý phái, cùi dầy, ăn giòn, ngọt hơn bất cứ các loại nhãn nào trồng ở những vùng đất khác.
Đất Hưng Yên nổi tiếng sầm uất, thanh lịch: thứ nhất kinh kỳ thứ nhì phố Hiến. Tương truyền: trước cổng chùa Hiến có cây nhãn năm nào cũng sai quả mã đẹp khác thường. Một hôm có vị quan đi tuần ngang qua, đúng mùa nhãn chín. Ngài ăn thử và thấy vị ngọt, hương thơm như thấm vào từng ngóc ngách trong người như một phép lạ tiêu tan mọi mệt mỏi.
Thấy đây là sản vật quý hiếm của một vùng, ngài bèn đem tiến Vua loại nhãn này. “Mỗi lần bỏ vào miệng thì ngập tận chân răng, lưỡi đã nảy ra vị thơm tựa như nước thánh trời cho”, Lê Quý Đôn đã không tiếc lời khen ngợi nhãn lồng Hưng Yên như vậy.
Theo tục lệ, khi cô gái Hưng Yên lấy chồng xa, mẹ thường chuẩn bị cho mười trái nhãn tươi, hoặc long nhãn để mang về phòng tân hôn. Đây là một tục lệ đẹp mà người Hưng Yên muốn nhắc nhở con gái về sự chuyên cần và khéo léo, đảm đang của người phụ nữ trong gia đình.
Chẳng thế mà phụ nữ Hưng Yên nấu chè long nhãn hạt sen ngon nổi tiếng. Chè hạt sen long nhãn có thể dùng cùi nhãn, hạt sen tươi hoặc khô để nấu. Điều này phụ vào từng mùa. Mùa nhãn chín và mùa sen tàn (giữa hè hoặc cuối mùa thu) sẽ được thưởng thức đồ tươi; các mùa khác thì phải dùng đồ khô.
Mà cũng lạ, không hiểu sao đất trời lại để hai thứ hoa quả quý phái, thơm tinh túy cùng chọn cuối mùa thu để vào độ chín, độ thơm. Nhãn lồng Hưng Yên và chỉ riêng nhãn lồng Hưng Yên được tôn là nhãn tiến vua; sen được tôn ở hàng tứ quý trong những loài hoa thanh quý.
Thật tinh tế khi ai đó chọn đúng nhãn lồng Hưng Yên, hạt sen, đường cát, nước mưa, hoa bưởi, hoa nhài để nấu thành chè.
Làm chè hạt sen cần sự khéo léo thực sự của người phụ nữ. Bắt đầu từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến cách tách long nhãn. Người làm cần tỉ mẩn, khéo léo dùng con dao nhọn như dao bổ cau ngày xưa tách long nhãn sao cho cùi nhãn không bị rách, nát. Như thế nó mới có thể ôm trọn lấy hạt sen, để hạt sen nằm e ấp trong cùi nhãn, quyện hương vào nhau.
Nước chè được nấu riêng với nước mưa thêm đường trắng. Người Hà Nội còn cầu kỳ thả chút hoa nhài, hoa bưởi nhẹ nhàng và thanh cảnh vào nồi nước chè. Khi thưởng thức, những quả long nhãn bọc hạt sen sẽ được sắp xếp ngay ngắn trong bát. Khi ăn mới rót nước chè vào. Qua lớp nước trong, ta nhìn rõ được hạt sen, cùi nhãn rất đẹp. Hà Nội, Huế, Sài Gòn cũng hay một số nơi cũng có chè long nhãn hạt sen. Mỗi nơi mỗi vị.
Nhưng chè long nhãn hạt sen từ nhãn lồng Hưng Yên vẫn là đúng kiểu đặc sản tiến vua. Ở Hưng Yên, nếu bạn ghé thăm chùa Hiến vào dịp mùa thu sẽ được thưởng thức món đặc sản này của những con người mảnh đất nơi đây.
Theo Eva
0 nhận xét:
Đăng nhận xét